8 Cách bảo mật Cloud Server cho doanh nghiệp
Bảo mật Cloud Server là vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt là hầu hết doanh nghiệp ngày nay sử dụng máy chủ Cloud khi lưu trữ thông tin dữ liệu.
Dữ liệu trên Website, dữ liệu khách hàng, hồ sơ nhân viên, lịch sử giao dịch đều là những tài sản vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Một khi những dữ liệu này bị đánh cắp, doanh nghiệp có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng về thời gian, tiền bạc, uy tín thương hiệu. Bởi vậy mà bảo mật máy chủ Cloud Server rất quan trọng. Cụ thể hơn, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tại sao bảo mật Cloud Server lại quan trọng?
Bảo mật cho máy chủ Cloud Server đang là vấn đề cần thiết và vô cùng cùng quan trọng bởi sự lộng hành và hoạt động liên tục của các Hacker mạng. Ngày nay, bất cứ sơ hở nào trong bảo mật đều được Hacker tận dụng để đưa những phần mềm độc hại vào mạng của bạn. Đáng nói hơn, những phần mềm này được cài đặt ngay lập tức và hoàn toàn tự động. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần phải lựa chọn hệ thống bảo mật Cloud Server tốt nhất và sử dụng tường lửa để ngăn chặn chúng. Một khi bị phần mềm độc hại xâm nhập, các dữ liệu quan trọng, thông tin khách hàng của Doanh nghiệp có thể bị Hacker đánh cắp. Ngoài ra, chúng còn phá hủy các tập tin và các ứng dụng quan trọng.
Tối ưu bảo mật Cloud Server cần phải làm gì?
Có rất nhiều phương pháp bảo mật Cloud Server mà bạn có thể áp dụng. Cho dù bạn là người quản lý Cloud Server hoặc Dedicated Server hay là đang trong quá trình tìm hiểu hoặc còn ít kinh nghiệm thì đều có thể lựa chọn giải pháp phù hợp cho mình.
- Bảo mật SSH
- Sử dụng mật khẩu an toàn
- Bảo mật Apache
- Bảo mật dữ liệu chặt chẽ
- Gia cố hệ thống
- Bật tường lửa
- Tắt Service và Daemon không dùng đến
- Cảnh báo bảo mật 24/7/365
Bảo mật SSH
Bảo mật SSH là một cách để bảo vệ máy chủ Cloud Server. Bạn nên chuyển truy cập SSH sang một cổng khác để tăng tính bảo mật. Để tùy chỉnh cổng mà SSH chạy, hãy chỉnh sửa file /etc/ssh/sshd_config. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng 1 cổng có số thứ tự nhỏ hơn 1024 và chưa được sử dụng cho dịch vụ nào khác. Bởi vì các cổng được sử dụng chỉ có các Root User mới có thể liên kết với chúng.
Cổng từ 1024 trở lên là cổng mà bất cứ ai cũng có thể dùng được. Chú ý là phải luôn sử dụng SSHv2, vì SSHv1 không an toàn. Thêm nữa, bạn cần chuyển dòng #Protocol 2,1 trong file /etc/ssh/sshd_config sang Protocol 2.
Sử dụng mật khẩu an toàn
Sử dụng mật khẩu an toàn là điều cần thiết để đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho Cloud Server. Bạn có thể chỉnh sửa file /etc/login.defs để cấu hình nhiều tùy chọn mật khẩu trên hệ thống. Một mật khẩu an toàn cần có ít nhất 8 ký tự bao gồm cả số và chữ. Ngoài ra, bạn không được sử dụng mật khẩu có chứa các từ nằm trong từ điển hoặc những ngày tháng phổ biến.
Bảo mật Apache
Truy cập một Web Cloud Server nhanh chóng và dễ dàng nhất chính là thông qua các ứng dụng trên Web Server này. Bởi vậy, việc cài đặt bảo mật Apache là hết sức cần thiết. Theo đó, sử dụng công cụ ModSecurity™ sẽ giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng Apache vào các mục đích xấu. Bạn có thể dùng các giao diện sau đây để quản lý ModSecurity trong cPanel & WHM phiên bản 11.46 trở lên:
- Giao diện WHM’s ModSecurity™ Configuration (Home >> Security Center >> ModSecurity™ Configuration)
- Giao diện WHM’s ModSecurity™ Tools (Home >> Security Center >> ModSecurity™ Tools).
Bảo mật dữ liệu chặt chẽ
Bảo mật dữ liệu chặt chẽ là ưu tiên hàng đầu. Theo đó, nếu khách hàng truy cập vào hệ thống sẽ phải trải qua quy trình nghiêm ngặt và chỉ có một số kỹ sư cấp cao dưới sự cho phép của khách hàng mới được truy cập Server của khách hàng đó. Điều này đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn.
Gia cố hệ thống
Gia cố hệ thống là một cách bảo mật Cloud Server khác mà bạn có thể sử dụng. Theo đó, bạn nên gắn một phân vùng /tmp riêng rẽ với tùy chọn nosuid. Điều này sẽ ép một tiến trình chạy với các đặc quyền của người thi hành nó. Sau khi cài cPanel và WHM bạn cũng cần phải gắn thư mục /tmp với noexec. Ngoài ra, cần gắn phân vùng /tmp sang một File tạm thời để chạy script /scripts/secure tmp nhằm mục đích dự phòng.
Nếu không muốn chạy Script /scripts/secure tmp, bạn có thể tạo File /var/cpanel/version/secure tmp disabled. Để thực hiện điều này, hãy chạy dòng lệnh sau: touch /var/cpanel/version/securetmp_disabled. File này giúp Script không thể chạy trên Cloud Server của bạn. Nhưng bạn không nên vô hiệu hóa Script /scripts/securetmp.
Bật tường lửa
Cài đặt tường lửa nhằm giới hạn các truy cập đến Server hoặc tháo gỡ các phần mềm không dùng đến trên hệ thống là một cách tăng tính bảo mật. Bạn có thể bật tường lửa để ngăn các truy cập không mong muốn trước khi xóa các Service hay Daemon không cần thiết.
Tắt Service và Daemon không dùng đến
Thường Hacker sẽ lợi dụng các Service hay Daemon có khả năng kết nối đến Server. Để hạn chế nguy cơ này, bạn hãy tắt những Service hay Daemon không sử dụng thông qua giao diện WHM’s Service Manager.
Cảnh báo bảo mật 24/7/365
Cảnh báo bảo mật 24/7/365 là một cách bảo mật Cloud Server khá tốt. Bằng cách ngay lập tức thông báo khi phát hiện Server bị tấn công, cung cấp các thông tin về tình trạng tấn công, luồng tấn công sẽ giúp bạn luôn chủ động và có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời. Việc bố trí một đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm luôn sẵn sàng ứng phó và hỗ trợ 24/7 là điều hết sức cần thiết.
Giải pháp bảo mật máy chủ khi thuê Cloud Server tại ODS
Ngoài các phương pháp bảo mật Cloud Server kể trên, khi thuê Cloud Server tại ODS, bạn sẽ được sử dụng công nghệ lưu trữ Storage Space Direct nhằm tăng tính bảo mật.
Công nghệ lưu trữ Storage Space Direct là gì?
Storage Space Direct trong Windows server 2016 là một tính năng nâng cấp từ tính năng Storage Space ở Windows server 2012 R2. Nó cung cấp khả năng Highly Available – Scalable Storage thông qua việc sử dụng các Local Disk trên Server.
Điều này giúp việc triển khai và vận hành Storage của Windows hiệu quả và tiết kiệm chi phí đầu tư hơn. Ngoài ra, công nghệ Storage Space Direct còn cho phép sử dụng nhiều loại thiết bị lưu trữ hơn ở hạ tầng Storage như SATA SSD và NVMe Disk.
Ưu điểm nổi trội của Storage Space Direct
Công nghệ Storage Space Direct sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Đơn giản: thời gian để Deploy công nghệ này chưa đầy 15 phút.
- Có hiệu năng cao: Storage Space Direct có thể đạt được 150,000 Mixed 4K Random IOPS trên mỗi Server. Hơn hết nó có độ trễ thấp nhờ kiến trúc Hypervisor-Embedded, Built-In Read/Write Cache. Thêm nữa, S2D hỗ trợ thiết bị NVMe nhằm tăng thêm hiệu năng Storage.
- Khả năng chịu lỗi: Có sẵn tính năng phục hồi xử lý đĩa hoặc Server bị lỗi mà không ảnh hưởng đến dữ liệu.
- Quản lý tài nguyên một cách hiệu quả: Erasure Coding cung cấp không gian lưu trữ hiệu quả hơn lên đến 2.4x với cải tiến độc đáo như Local Reconstruction Codes và real-time tiering tăng khả năng khai thác những điểm lợi của ổ cứng, mixed hot/cold workloads, điều đó giúp giảm tiêu thụ CPU để phục vụ cho các tài nguyên khác như VM trên Hyper-V.
- Khả năng quản lý: Sử dụng Storage QoS Control để quản lý IOPS cho từng VM và Scale-Out File Server roles. Healthy Service cung cấp tính năng sẵn có luôn Monitoring và Alerting. APIs mới giúp dễ dàng thu thập số liệu về Performance và Capacity trên diện rộng.
- Khả năng mở rộng: Công nghệ này cần tối thiểu 2 Node và có thể mở rộng lên đến 16 Node và 400 ổ cứng. Ngoài ra, dung lượng lưu trữ có thể lên đến hàng Petabytes trên mỗi Cluster. Mở rộng Cluster rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm ổ cứng hay Server, Storage Spaces Direct sẽ tự động tích hợp ổ cứng mới và cân bằng tải chúng.
Cơ chế bảo vệ dữ liệu máy chủ
Storage Space Direct (S2D) bảo vệ dữ liệu bằng cách cung cấp các thuật toán nhằm đảm bảo mức độ an toàn và khả năng phục hồi khi có sự cố:
Thuật toán Mirror: hoạt động bằng cách chia nhỏ dữ liệu và nhân bản lên theo số lượng Replicas quy định. Thuật toán này giúp dữ liệu luôn an toàn và có khả năng phục hồi khi một Node nào đó trong Cluster gặp sự cố. Cần lưu ý là phải có ít nhất 2 Node trong Cluster để Enable Mirror Resiliency. Thuật toán Mirror có 2 Option bao gồm:
- Two-way mirror: có 2 bản dữ liệu nhân bản. Option này có khả năng chịu lỗi với 1 đĩa hoặc Server bị lỗi.
- Three-way mirror: có 3 bản dữ liệu nhân bản, khả năng chịu lỗi với 2 Server chết đột xuất.
Dữ liệu được chia nhỏ và chuyển đến các Server, kèm theo phần Parity (số lượng tùy theo ý muốn). Đối với Parity thì bắt buộc tối thiểu phải có 4 Node trong Cluster mới có thể Enable Parity Resiliency. Parity cũng có 2 Option:
- Single parity: Tương tự như RAID5, hệ thống sẽ có 1 bản Parity và có thể thể chịu lỗi với một đĩa hoặc Server lỗi.
- Dual parity: Tương tự RAID6, có 2 bản Parity, khả năng chịu lỗi với 2 đĩa hoặc Server lỗi, khả năng phục hồi dữ liệu tốt.
Tổng kết
Hiện nay, ODS là một trong những nhà cung cấp sử dụng công nghệ Storage Space Direct (S2D) trong bảo mật Cloud Server. Điều này đảm bảo lưu trữ dữ liệu an toàn, truy xuất nhanh và giảm thời gian Downtime xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, Cloud Server của ODS được xây dựng dựa trên cụm máy chủ cực mạnh chính hãng Dell trên nền tảng ảo hoá điện toán đám mây Hyper-V từ Microsoft. Tất cả những điều này giúp Cloud Server có hiệu năng cao, chịu lỗi tốt, khả năng quản lý và mở rộng cao.
Nếu bạn đang tìm một nhà cung cấp Cloud Server uy tín, chất lượng, bảo mật tốt thì ODS sẽ là lựa chọn vô cùng sáng suốt.
Tham khảo thêm: Các tiêu chí về bảo mật dành cho dịch vụ Cloud Server