Tác động của Covid-19 đến sự phát triển của điện toán đám mây

Khi Covid-19 bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới, hành vi tiêu dùng và văn hoá làm việc đã thay đổi hoàn toàn. Bên cạnh những doanh nghiệp lao đao vì điều này thì cũng có những công ty tận dụng thời cơ rất tốt. Điển hình là ứng dụng họp trực tuyến Zoom và kho phim bản quyền Netflix.

Theo Canalys, chỉ riêng trong quý 3 năm 2020, thị trường cung cấp giải pháp “đám mây” đã tăng đến hơn 33% (so với cùng kỳ năm 2019) với doanh thu toàn cầu ghi nhận hơn 36.5 tỷ USD. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, nhu cầu “lên mây” không bó hẹp ở những doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn, mà nó đang dần trở nên phổ biến ở doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức chính phủ, y tế, giáo dục.

Những số liệu trên cho thấy, các doanh nghiệp truyền thống đã nhận thức được tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số. Những doanh nghiệp tận dụng tốt thời điểm này sẽ nhanh chóng hồi phục và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch.

Chuyển đổi số chính là cơ hội giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua khó khăn, hồi phục hoạt động và ổn định doanh số. Dưới đây là một số ghi nhận về quá trình đó. 

1. Sự tăng trưởng vượt bậc của lĩnh vực thương mại điện tử

Theo Tuổi Trẻ, năm 2020 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử với doanh thu đạt gần 12 tỷ USD (tăng hơn 18% so với năm 2019). Covid-19 “ép” nhiều doanh nghiệp, cửa hàng truyền thống phải bán sản phẩm online để tồn tại. Cũng như “khiến” nhiều người tiêu dùng “phải” mua hàng online do bị phong toả. 

Ngoài ra, không thể phủ nhận sự đầu tư mạnh mẽ của những sàn TMĐT hay app giao đồ ăn như: Tiki, Shopee, Lazada, Baemin, Grab Food,….Theo dự báo của Global Data E-Commerce Analytics, quy mô thị trường của lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt 26 tỷ USD vào năm 2024.

Thương mại điện tử có bước tăng trưởng ấn tượng trong đại dịch Covid-19

Có thể thấy, điện toán đám mây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này.  Công nghệ “đám mây” đằng sau những sàn thương mại điện tử đã giúp cho người bán tiếp cận được hàng triệu khách hàng với chi phí cực kỳ thấp. Trong khi đó người mua dễ dàng chọn mua được cho mình sản phẩm với giá cả phù hợp. Hiện nay, trải nghiệm mua sắm của khách hàng đã được tối ưu rất nhiều từ khâu đặt hàng, thanh toán và nhận hàng.

2. Rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng điện toán đám mây

Công nghệ “đám mây” có nhiều ưu điểm, đặc biệt liên quan đến cắt giảm chi phí và dễ dàng nâng cấp. Nên không khó hiểu khi đa số doanh nghiệp tại Mỹ đang sử dụng giải pháp này. Một báo cáo của Flexera cho biết, có đến 94% doanh nghiệp lớn sử dụng ít nhất một dịch vụ Cloud Computing. Theo dự báo của ResearchAndMarkets.com, ngành điện toán đám mây toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 371,4 tỷ USD năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025.

3. Sự gia tăng mạnh mẽ của dịch vụ phát Video trực tuyến

Video Streaming, Game Streaming là ngành công nghiệp tỷ đô

Một khảo sát của Appota và Nielsen cho thấy, người Việt Nam dành trung bình 2,5 tiếng/ngày để xem video trực tuyến, ở Mỹ là hơn 1 tiếng/ngày. Ngành công nghiệp live stream tại Trung Quốc đã vượt 425 triệu người dùng. Không kém cạnh, lượng người dùng trong quý 2 năm 2020 của Netflix cũng tăng tới 83%,

Có thể thấy, đại dịch khiến cho người dân ở nhà nhiều hơn và sử dụng nhiều dịch vụ giải trí online để giải trí. Mặc dù vậy, sau khi tình hình dịch bệnh lắng xuống thì những chỉ số trên không giảm. Điều này cho biết đã có sự thay đổi rất lớn trong hành vi tiếp nhận thông tin của người dùng. Một lần nữa, công nghệ điện toán đám mây đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp Live Stream, Video Streaming.

4. Văn hóa làm việc tại nhà – WFH được nhiều tổ chức lựa chọn

“Work From Home” là từ khóa cực kỳ phổ biến trong hơn 1 năm qua. Chỉ trong vòng 2 tháng trong quý 2 năm 2020, Zoom có lượng người tham gia họp video lớn hơn cả năm 2019. Trong tháng 4 2020, Microsoft Teams có lượng người dùng hoạt động đạt 75 triệu (tăng hơn 70%). Nhìn chung, xu hướng làm việc tại nhà sẽ còn phát triển nhiều trong thời gian tới vì nhiều lợi ích mà nó mang lại.

Hiện tại, một số công ty công nghệ đang dẫn đầu xu thế khuyến khích nhân viên của mình làm việc ở nhà như: Google, Twitter, Microsoft…

Work From Home đang là xu hướng toàn cầu

5. Doanh nghiệp nhỏ dành nhiều sự quan tâm hơn đến các dịch vụ điện toán đám mây

Các đám mây sẽ giúp những doanh nghiệp nhỏ có lợi thế cạnh so với đối thủ trong ngành bằng việc tối ưu chi phí và truy cập dữ liệu từ xa. Theo nghiên cứu của Gartner, có hơn 60% chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ dùng Cloud Computing để lưu trữ dữ liệu vào năm 2022, tức gần gấp đôi 2018.

Cách đây hơn 5 năm về trước, những dịch vụ doanh nghiệp quảng cáo, studio chụp ảnh – quay phim, đài truyền hình,… có quy mô nhỏ thường tốn cực kỳ nhiều tiền để đầu tư ổ cứng lưu trữ source. Nhưng với sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây, vấn đề này đã được giải quyết với chi phí cực kỳ thấp và khả năng mở rộng dung lượng vô hạn.

Hay chính người dùng phổ thông cũng đang dần từ bỏ những ổ USB để lưu trữ dữ liệu, hình ảnh của mình trên các hình thức lưu trữ đám mây Google Drive, Dropbox, Onedrive,…

6. Điện toán đám mây là sự lựa chọn ưu tiên của các tổ chức chính phủ

Hiện nay, nhà cung cấp AWS có hơn 6500 khách hàng là các cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn dữ liệu. Mặc dù vậy, công nghệ điện toán đám mây đã chứng minh được sự an toàn so với lưu trữ vật lý truyền thống. Vì nó có tính liền mạch, mức phân quyền cao và khả năng kiểm soát toàn diện từ chủ sở hữu.

Tại Việt Nam, chính phủ điện tử trên nền tảng đám mây cũng đang được triển khai với nhiều dữ liệu được số hoá. Trong đó CCCD, thông tin bảo hiểm xã hội, thông tin thuế thu nhập cá nhân, quy hoạch đất đai, thông tin Covid-19, thông tin khai báo y tế là những ví dụ điển hình.

7. Điện toán đám mây được ứng dụng trong ngành Fintech

‎Công nghệ đám mây đã giúp lĩnh vực tài chính ngân hàng đổi mới, phát triển mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Điều này thể hiện thông qua các lợi ích mà nó mang lại. Điển hình như: khả năng quản lý dữ liệu, giảm chi phí hoạt động, hệ thống phân tích tự động, dịch vụ khách hàng, tính liên tục trong kinh doanh, khả năng mở rộng và cải thiện tổng thể các chỉ số kinh doanh.‎

Sự kết hợp giữa các app thanh toán như Momo, Zalo, Viettel Pay với ngân hàng truyền thống đã giúp dòng tiền được giữ lại trong ngân hàng. Điều này hiếm khi xảy ra. Vì thông thường người dân sẽ có xu hướng giữ tiền mặt hơn là gửi vô ngân hàng khi có dịch bệnh hoặc chiến tranh.

Fintech là cuộc cách mạng cho ngành tài chính – ngân hàng.

8. Sự thay đổi trong sổ sách kết toán ứng dụng điện toán đám mây

Có một số điểm khác biệt chính giữa kế toán ứng dụng công nghệ đám mây và kế toán truyền thống. Đầu tiên, kế toán đám mây linh hoạt hơn. Dữ liệu kế toán có thể được truy cập từ mọi nơi trên bất kỳ thiết bị nào.

Thứ hai, không giống như phần mềm kế toán truyền thống. Phần mềm kế toán đám mây cập nhật thông tin tài chính tự động và cung cấp báo cáo tài chính theo thời gian thực. Điều này có nghĩa là số dư tài khoản luôn chính xác và ít sai sót hơn do nhập liệu thủ công. Chúng cũng có thể xử lý các giao dịch đa tiền tệ và đa công ty một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, kế toán đám mây yêu cầu bảo trì ít hơn nhiều. Dịch vụ đám mây tự động sao lưu, cập nhật sự thay đổi dữ liệu. Cũng như không cần tải xuống hoặc cài đặt gì trên máy tính của công ty. Một số ứng dụng kế toán đám mây có thể bạn đã dùng qua: Google Sheet và Excel Online.

9. Ứng dụng điện toán đám mây vào ngành Thuế

Theo Forbes, 83% đầu việc của doanh nghiệp sẽ được thực hiện trên đám mây vào năm 2020. Đám mây đã thay đổi cách thức vận hành nhiều hoạt động trong kinh doanh. Và thuế không phải trường hợp ngoại lệ. Nói chung, các kế toán trưởng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau khi đi khai thuế. Ví dự: bảo mật dữ liệu khách hàng, làm việc nhóm và quyền truy cập từ xa vào các data thuế.

Điện toán đám mây là tương lai của thuế, kể cả khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Công nghệ này không chỉ làm cho quá trình khai thuế nhanh hơn, tin cậy hơn. Mà còn giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc gấp nhiều lần. Lưu trữ phần mềm thuế trên đám mây giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Do đó, ứng dụng điện toán đám mây vào thuế đã trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của hầu hết các công ty.

10. Mô hình giáo dục có sự thay đổi với điện toán đám mây

Những giá trị mới trong ngành giáo dục được xây dựng quanh nền tảng đám mây

Covid-19 đang có tác động lớn đến ngành giáo dục. Tất cả trường học từ trung học đến đại học đều tạm thời đóng cửa. Học sinh các cấp và sinh viên học online tại nhà.

Tuy nhiên, có một vấn đề cơ bản. Cơ sở hạ tầng CNTT chỉ hỗ trợ dạy học thông thường. Chúng không thể đáp ứng một lượng truy cập tăng đột biến được. Và giải pháp cho ngành giáo dục cũng tương tự như cho doanh nghiệp – điện toán đám mây. Giải pháp này thực sự phù hợp. Thay vì đầu tư hạ tầng, nhà trường có thể thuê dịch vụ đám mây từ các nhà cung cấp.

Thực tế cho thấy. Từ trước khi cả đại dịch Covid-19 bùng phát thì E – Learning cũng đã phát triển mạnh. Quy mô thị trường thời điểm 2016 là 8 tỷ USD. Theo Forbes thì con số này sẽ tăng lên 25 tỷ USD vào năm 2021.

11. Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích cho ngành y tế

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa có tín hiệu hạ nhiệt. Số lượng bệnh nhân cực kỳ đông, dữ liệu được cập nhật theo từng phút. Việc thu thập – lưu trữ – thống kê – báo cáo dữ liệu sẽ là một thử thách lớn. Tuy nhiên, “đám mây” có thể hoàn toàn giải quyết được vấn đề này. Công nghệ này đã nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành y tế.

Một ứng dụng khác của đám mây là giúp bác sĩ và bệnh nhân tăng tương tác. Bác sĩ hoàn toàn có thể theo dõi sức khoẻ bệnh nhân theo thời gian thực. Đối với những ca khó, dữ liệu bệnh nhân có thể nhanh chóng chuyển sang tuyến cao hơn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Ngoài ra, công nghệ đám mây còn giúp bệnh viện chuyên nghiệp hơn. Như: tích hợp hệ thống chăm sóc khách hàng hay thông báo lịch tái khám tự động.

Covid-19 đã thúc đẩy điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong kinh doanh, tài chính, giáo dục và sức khỏe.

——————-

Rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị ở mọi lĩnh vực, ngành nghề đã bắt đầu cuộc chơi, còn bạn thì sao? Bạn và doanh nghiệp của mình đã sẵn sàng “lên mây” để bắt kịp xu hướng kinh doanh mới của thế giới chưa? Hãy cùng ODS khám phá.

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5 / 5. Phiếu bầu: 2

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ