LỖ HỔNG BẢO MẬT VÀ TOP CÔNG CỤ DÒ QUÉT LỖ HỔNG BẢO MẬT HIỆU QUẢ NHẤT

Các phần mềm tự động hiện đang là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tiết kiệm được công sức, thời gian và nhân sự để quản lý, vận hành và kiểm soát kết quả công việc một cách hiệu quả. Thế nhưng, không có điều gì là an toàn tuyệt đối cả – phần mềm dù cao cấp đến mấy cũng có thể xuất hiện các lỗi gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc, trong đó nổi cộm nhất là các lỗ hổng bảo mật. 

Vậy lỗ hổng bảo mật là gì và có những công cụ nào tốt nhất để dò quét lỗ hổng bảo mật hiệu quả? Hãy cùng ODS tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây. 

1. LỖ HỔNG BẢO MẬT LÀ GÌ?

Có rất nhiều cách để phát biểu khái niệm lỗ hổng bảo mật, tùy thuộc theo góc độ nghề nghiệp của người/ đơn vị đang tiếp cận với chúng. 

Cơ bản nhất, lỗ hổng bảo mật là những điểm yếu xuất hiện trên hệ thống, trong phần mềm, hệ điều hành hoặc dịch vụ bất kỳ – mà dựa vào đó tin tặc có thể xâm nhập trái phép để khai thác, thực hiện các hành động phá hoại hoặc chiếm đoạt tài nguyên bất hợp pháp phục vụ cho mục đích của họ. 

Lỗ hổng bảo mật và lỗi hệ thống thông thường đều là kết quả của các lỗi lập trình. Nếu một lỗi hệ thống thông thường có thể gây nguy hiểm hoặc không thì một lỗ hổng bảo mật chắc chắn sẽ đem tới những hệ lụy khó lường, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp nếu như có kẻ cố tình lợi dụng vào đó hoặc phá hoại. 

Nếu các lỗ hổng bảo mật bị tội phạm mạng phát hiện ra trước, họ có thể lợi dụng lỗ hổng để truy cập trái phép các sản phẩm, sau đó thông qua các sản phẩm để truy cập các phần khác nhau trên mạng máy tính bao gồm cả cơ sở dữ liệu. Vận hành các hoạt động đình trệ, thông tin khách hàng bị rò rỉ, bí quyết làm ăn bị tiết lộ và rao bán, doanh thu giảm sút…chỉ là một trong số những hệ quả. Vì vậy, lỗ hổng phần mềm cần phải được chú ý, ưu tiên vá và khắc phục càng sớm càng tốt. 

Một số lỗ hổng bảo mật thường gặp đã được điểm mặt đặt tên là Heartbleed, XSS (Cross Site Scripting), Shellshock, POODLE, Injection (chèn mã độc)…

Riêng ông lớn đình đám Microsoft lại có định nghĩa như sau: 

Lỗ hổng bảo mật là điểm yếu có trong sản phẩm, cho phép kẻ tấn công thỏa hiệp tính toàn vẹn, tính khả dụng và tính bảo mật của sản phẩm đó.

2. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỖ HỔNG BẢO MẬT:

2.1. Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện lỗ hổng bảo mật:

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, tuy nhiên có thể điểm danh ngay một số nguyên nhân phổ biến sau:

– Độ phức tạp: Các hệ thống phức tạp làm tăng xác suất của lỗ hổng, sai sót trong cấu hình hoặc truy cập ngoài ý muốn.

– Tính phổ biến: Các loại mã, phần mềm, hệ điều hành và phần cứng có tính phổ biến sẽ làm tăng khả năng kẻ tấn công có thể tìm thấy hoặc có thông tin về các lỗ hổng đã biết.

– Mức độ kết nối: Thiết bị càng được kết nối nhiều thì khả năng xuất hiện lỗ hổng càng cao.

– Quản lý mật khẩu kém: Những mật khẩu yếu có thể bị phá bằng tấn công brute-force và việc sử dụng lại mật khẩu có thể dẫn đến từ một vi phạm dữ liệu trở thành nhiều vụ vi phạm xảy ra.

– Lỗi hệ điều hành: Giống như bất kỳ phần mềm nào khác, hệ điều hành cũng có thể có lỗ hổng. Các hệ điều hành không an toàn – chạy mặc định và để tất cả mọi người dùng có quyền truy cập đầy đủ sẽ có thể cho phép vi-rút và phần mềm độc hại thực thi các lệnh.

– Lỗi phần mềm: Lập trình viên có thể vô tình hoặc cố ý để lại một lỗi có thể khai thác trong phần mềm.

Các lỗi xuất hiện và tồn tại ngay trong hệ điều hành và phần mềm ngay từ ban đầu do lỗi sản xuất hoặc kiểm soát sản phẩm không chặt chẽ; hệ điều hành hoặc phần mềm đã cũ chưa cập nhật các bản khắc phục lỗi mới nhất. 

– Việc sử dụng Internet: Internet có rất nhiều loại phần mềm gián điệp và phần mềm quảng cáo có thể được cài đặt tự động trên máy tính.

– Đầu vào của người dùng không được kiểm tra: Nếu trang web hoặc phần mềm cho rằng tất cả đầu vào đều an toàn, chúng có thể thực thi các lệnh SQL ngoài ý muốn.

– Con người: Lỗ hổng lớn nhất trong bất kỳ tổ chức nào là con người đằng sau hệ thống đó. Tấn công phi kỹ thuật (social engineering) là mối đe dọa lớn nhất đối với đa số các tổ chức.

Lỗi đôi khi chỉ đơn giản là do ai đó đã thêm quyền, cho phép người sử dụng mới hoặc cho phép các truy nhập không hợp pháp truy cập vào hệ thống. Hoặc do lỗi bản thân của hệ thống, người sáng lập và quản trị hệ thống chưa đủ kiến thức, kỹ năng để vận hành cũng như dịch vụ tiệc ích mà hệ thống cung cấp, ý thức thực hiện các quy trình bảo mật kém gây ra hậu quả.

2.2. Phân loại lỗ hổng bảo mật

Một lỗi sau khi được xác định là một lỗ hổng bảo mật sẽ được MITRE đăng ký dưới dạng CVE và chấm điểm bởi hệ thống đánh giá lỗ hổng Common Vulnerability Scoring System (CVSS) để phản ánh nguy cơ mà nó có thể gây ra cho doanh nghiệp của bạn. Danh sách CVE này giữ vai trò tham chiếu cho các thiết bị rà quét lỗ hổng bảo mật, giúp tối ưu các phương án dò quét và khắc phục nhanh chóng hơn. 

Một thiết bị rà quét lỗ hổng sẽ tìm và so sánh lỗ hổng của bạn với cơ sở dữ liệu lỗ hổng đã biết. Tiếp theo, thiết bị đó sẽ xác định vị trí của lỗ hổng để lên kế hoạch xử lý chúng. Nếu thực hiện việc dò quét thường xuyên, chuyên viên sẽ nắm rõ hiện trạng an ninh hệ thống để nâng cao năng lực bảo mật cho hệ thống, phần mềm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. 

Có ba cấp độ lỗ hổng bảo mật dựa trên mức độ an ninh của nó, xếp từ thấp tới cao như sau: 

– Lỗ hổng loại C: cho phép thực hiện tấn công kiểu DoS (Denial of Services – từ chối dịch vụ) làm ảnh hướng tới chất lượng dịch vụ, ngưng trệ, gián đoạn hệ thống, nhưng không phá hỏng dữ liệu hoặc đạt được quyền truy cập hệ thống.

– Lỗ hổng loại B: lỗ hổng cho phép người sử dụng có thêm các quyền truy cập hệ thống mà không cần kiểm tra tính hợp lệ dẫn đến lộ, lọt thông tin.

– Lỗ hổng loại A: cho phép người ngoài hệ thống có thể truy cập bất hợp pháp vào hệ thống, có thể phá hủy toàn bộ hệ thống.

2.3. Giải pháp bảo vệ hệ thống khỏi các lỗ hổng bảo mật

Cách tốt nhất để bảo vệ hệ thống khỏi các lỗ hổng bảo mật là cài đặt các bản cập nhật và các bản vá bảo mật cho hệ điều hành càng sớm càng tốt. Đồng thời đảm bảo thường xuyên cập nhật các phiên bản phần mềm, ứng dụng mới nhất mà bạn cài đặt trên máy tính của mình.

Nếu cài đặt và sử dụng Adobe Flash Player và Java trên máy tính, người dùng được khuyến cáo cài đặt các bản cập nhật mới nhất càng sớm càng tốt, đây là các phần mềm dễ bị tấn công và có nhiều lỗ hổng bảo mật nhất.

Ngoài ra cần đảm bảo bạn đã cài đặt và sử dụng phần mềm bảo mật Internet. Hầu hết các phần mềm này đều được trang bị tính năng Vulnerability Scan để quét, tìm kiếm và loại bỏ các lỗ hổng bảo mật trên hệ điều hành và phần mềm được cài đặt trên thiết bị của bạn

Một số phần mềm, công cụ bảo mật Internet tốt nhất hiện nay cho Windows như Secunia Personal Software Inspector, SecPod Saner Free, Microsoft Baseline Security Analyzer, Protector Plus Windows Vulnerability Scanner, Malwarebytes Anti-Exploit Tool và ExploitShield.

Các công cụ này sẽ quét máy tính để tìm kiếm các lỗ hổng hệ điều hành và các đoạn mã chương trình không được bảo vệ, phát hiện và cập nhật các phần mềm và plug-in đã lỗi thời để bảo vệ máy tính khỏi các cuộc tấn công độc hại.

Tuy vậy, không có một khung cố định nào cho tất cả các giải pháp, mà giải pháp tối ưu nhất cần được đưa ra dựa trên chính sản phẩm và dịch vụ đang gặp lỗ hổng đó. Nếu nhân sự của doanh nghiệp không đủ khả năng đưa ra giải pháp, lúc này cần sự can thiệp của bên thứ ba là công ty dịch vụ, cung cấp giải pháp và an ninh, kiểm nghiệm chuyên nghiệp. Những công ty này có thể khắc phục vấn đề từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống, nhưng cần lưu ý trong trường hợp giải pháp phải tiếp cận với mạng nội bộ thì có thể phát sinh những sự cố, rủi ro về an toàn thông tin khác. 

3. TOP CÁC CÔNG CỤ DÒ QUÉT LỖ HỔNG BẢO MẬT HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY 

Dò quét là nhiệm vụ cơ bản mà các tester hoặc chuyên viên bảo mật, chuyên viên bảo trì hệ thống phải thực hiện để tìm ra các lỗ hổng bảo mật trong một môi trường hệ thống. 

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật trong một môi trường hệ thống nhất định đã trở nên dễ dàng hơn nhờ các công cụ khác nhau. Các công cụ từ tự động đến thủ công đều sẵn có để giúp đỡ việc tìm kiếm. Những công cụ quét này có thể thăm dò kĩ lưỡng scripts, open ports, banners, running services, configuration errors (lỗi cấu hình) và các khu vực khác.

Để phục vụ cho việc dò quét hiệu quả, các công cụ mới liên tục được cập nhật và áp dụng, điển hình như các công cụ sau: 

3.1. GRI LanGuard

GFI LanGuard là một phần mềm vá lỗ hổng (patch management) và an ninh mạng, làm nhiệm vụ cố vấn an ninh thế giới ảo.

Phần mềm này cung cấp:

– Patch Management dành cho Windows®, Mac OS® and Linux®

– Patch Management dành cho những ứng dụng bên thứ ba

– Web reporting console

– Tìm kiếm ra những lỗ hổng mới nhất và missing updates

– Quét lỗ hổng bảo mật cho máy tính và thiết bị di động

– Kiểm kê thông minh hệ thống mạng và phần mềm

3.2. Nessus

Nessus Professional Vulnerability Scanner là phần mềm quét lỗ hổng bảo mật toàn diện nhất do Tenable Network Security sáng lập. Máy quét này tập trung đánh giá lỗ hổng và cấu hình. 

Phần mềm này cho phép người dùng tùy biến, đặt thời gian biểu việc quét cũng như xuất báo cáo.

3.3. Qualys FreeScann

Công cụ này cho phép quét lỗ hổng bảo mật online. Nó cung cấp bản tóm tắt những tiêu chuẩn pháp lý và an ninh của hệ thống mạng và web cùng với đề nghị. 

Qualys FreeScan có hiệu quả với:

– Quét lỗ hổng bảo mật cho server và app.

– Kiểm nghiệm OWA SP Web Application

– Kiểm nghiệm SCAP Compliance

– Vá lỗ hổng

Bạn có thể vào trang web http://www.qualys.com để mua công cụ quét lỗ hổng hoặc đăng kí trial version. Để quét mạng nội bộ, Qualys cung cấp Virtual Scanner. Máy quét này có thể được ảo hóa để phù hợp với tất cả môi trường máy chủ ảo. Bảng số liệu sau đây là kết quả quét lỗ hổng trên một mục tiêu hệ thống.

3.4. CyStack: 

CyStack cung cấp các giải pháp giúp doanh nghiệp chống lại các lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng. Qua đó giảm thiểu khả năng trở thành đối tượng của một cuộc tấn công mạng, phòng chống thất thoát dữ liệu quan trọng.

Trong CyStack có tích hợp các nền tảng và dịch vụ như: 

– Nền tảng WhiteHub (whitehub.net) 

  • Kết nối doanh nghiệp với cộng đồng chuyên gia bảo mật để tìm lỗ hổng trong sản phẩm công nghệ.
  • Triển khai – Quản lý chương trình Bug bounty, trao thưởng và giao tiếp chuyên gia.
  • Vulnerability Management – Quản lý lỗ hổng (tiếp nhận, phân loại, xác minh, khắc phục)

– Dịch vụ Penetration Testing: Kiểm thử xâm nhập hiệu quả gấp 7 lần phương pháp truyền thống & chi phí phù hợp với start-up.

3.5. Công cụ quét lỗ hổng dành cho điện thoại

Danh sách một số công cụ quét lỗ hổng cho điện thoại được nhiều người sử dụng gần đây có thể kể đến: 

– Retina CS for Mobile: http://www.byondtrust.com

– Security Metrics Mobile Scan:http://www.securitymetrics.com

– Nessus Vulnerability Scanner: http://www.tenable.com

3.6. Công cụ rà quét lỗ hổng ứng dụng web 

– Acunetix Web Vulnerability Scanner  

– IBM AppScan  

– Beyond Security AVDS  

– SQLMap 

Tại ODS, các sản phẩm của chúng tôi luôn chú trọng tính an toàn, bảo mật, thường xuyên kiểm tra, dò quét hệ thống để ngăn chặn lỗ hổng bảo mật cũng như luôn sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể phát sinh một cách kịp thời, nhanh chóng nhất. Quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm sử dụng dịch vụ và phát triển công việc chuyên môn của doanh nghiệp mình. 

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 2.5 / 5. Phiếu bầu: 2

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ