Windows Server là gì? Khác biệt giữa Windows Server và Windows Desktop
Windows Server hiện đang được sử dụng vô cùng phổ biến tại các nước trên thế giới. Tuy nhiên, bạn đã biết Windows Server là gì chưa?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về Windows Server đồng thời biết Windows Server và Windows Desktop khác nhau như thế nào.
Windows Server là gì?
Windows Server được phát hành bởi Microsoft.
Windows Server là tên một nhánh hệ điều hành máy chủ do thương hiệu Microsoft phát hành từ năm 2003. Phiên bản hệ điều hành máy chủ Windows được phát hành đầu tiên là Windows Server 2003. Tuy nhiên, phiên bản hệ điều hành máy chủ đầu tiên của Windows lại là Windows NT 3.1 Advanced Server, tiếp theo là Windows NT 3.5 Server, Windows NT 3.51 Server, Windows NT 4.0 Server và Windows 2000 Server. Trong đó, Windows 2000 Server là phiên bản hệ điều hành cho máy chủ đầu tiên bao gồm Active Directory, DNS Server, DHCP Server, Group Policy, cùng nhiều tính năng phổ biến khác được sử dụng cho đến ngày nay.
Khác biệt giữa Windows Server và Windows Desktop
Microsoft đã phát minh nhiều phần mềm quản lý khác nhau, giúp người dùng tương tác với máy tính dễ dàng, hiệu quả. Trong đó, Windows Server và Windows Desktop là tiêu biểu hơn cả. Chúng đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 2 phần mềm quản lý thông dụng này. Vậy, Windows Server và Windows Desktop khác nhau như thế nào?
Khả năng hỗ trợ bộ nhớ
Windows Server hỗ trợ bộ nhớ máy tính gấp nhiều lần Windows Desktop.
Điểm khác biệt cơ bản đầu tiên của Windows Server và Windows Desktop không thể không nhắc đến đó chính là dung lượng bộ nhớ hỗ trợ. Hệ điều hành Windows Desktop chạy Windows 10 Enterprise có bộ nhớ tối đa 2TB trên x64 và 4GB trên x86. Còn đối với Windows Server, chúng được hỗ trợ bộ nhớ gấp nhiều lần, tùy thuộc vào từng phiên bản. Điểm khác biệt về dung lượng bộ nhớ của Windows Server và Windows Desktop đã được Microsoft đưa ra trên trang Microsoft Developer.
Windows Server được cấu hình cho các tác vụ ở chế độ nền
Windows Server ưu tiên chạy các tác vụ ở chế độ nền còn Windows Desktop chỉ tập trung vào các nhiệm vụ ở chế độ thực hiện.
Kết nối mạng
Có thể nói rằng, Windows Server không giới hạn kết nối mạng, đặc biệt tùy thuộc vào khả năng của phần cứng mà nó còn nhiều hỗ trợ hơn nữa. Ngược lại, Windows Desktop chỉ giới hạn kết nối mạng từ 10 đến 20 kết nối mà thôi.
So sánh về việc sử dụng CPU
Windows Server sử dụng phần cứng hiệu quả hơn hẳn so với Windows Desktop, đặc biệt là CPU. Chính vì thế khi sử dụng hệ điều hành máy chủ Windows thì các thiết bị phần cứng cũng sẽ được phát huy tối đa hiệu quả làm việc.
Giới thiệu phiên bản Windows Server mới nhất của Microsoft
Windows Server có nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, Windows Server 2019 Essentials, Windows Server 2019 Standard và Windows Server 2019 Datacenter là 3 phiên bản mới nhất của Microsoft.
Windows Server 2019 Essentials
Windows Server 2019 Essentials là một trong những phiên bản mới của Windows Server.
Phiên bản Windows Server này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ với tối đa 25 người dùng và 50 thiết bị. Điều đáng nói là Microsoft khuyến khích người dùng bước ra khỏi Windows Server Essentials và chuyển sang Microsoft 365. Theo Microsoft, Microsoft Office 365 sở hữu chức năng mới để lưu trữ, chia sẻ, bảo vệ…Mặc dù vậy, Windows Server Essentials vẫn tích hợp đầy đủ các tính năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ.
Windows Server 2019 Essentials cho phép tích hợp với các dịch vụ Azure Site Recovery, giúp duy trì tính liên tục trong kinh doanh kể cả khi có lỗi phần cứng hoặc lỗi khác xảy ra khi máy ảo hoặc máy chủ bị hỏng. Bạn có thể sao chép máy ảo sang kho lưu trữ backup trong Azure ở chế độ thời gian thực. Trong trường hợp có sự cố, bạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình trên bản sao.
Ngoài ra, phiên bản này cũng cho phép tích hợp với mạng Azure Virtual. Chuyển tài nguyên của một công ty lên đám mây là điều không dễ dàng. Bạn phải thực hiện từng bước một và có đủ thời gian để làm việc này. Tuy nhiên, Windows Server 2019 Essentials sẽ khiến cho các tài nguyên và quy trình đang chạy trong Azure trông như thể chúng nằm trên mạng cục bộ vậy, giúp di chuyển liền mạch tài nguyên lên đám mây.
Ở phiên bản Windows Server 2019 Essentials thì chức năng Experience Role đã bị loại bỏ. Điều này được hiểu là tất cả các tác vụ liên quan đến quản lý và cấu hình phải được thực hiện thủ công. Ngoài ra, Client Backup và Remote Web Access không còn truy cập được.
Windows Server 2019 Standard
Windows Server 2019 Standard được thiết kế dành riêng cho các môi trường ảo hóa vật lý, cung cấp chức năng Windows Server cốt lõi. Tức là nó bao gồm nhưng không giới hạn những chức năng của Windows Server 2019 Essentials.
Windows Server 2019 Standard cho phép các hoạt động lai trong môi trường Azure. Bạn có thể kiểm kê, di chuyển dữ liệu, cài đặt bảo mật… từ các hệ thống cũ sang Windows Server 2019 và/hoặc đám mây Azure. Phiên bản này cho phép bạn chia sẻ tệp bằng cách đồng bộ hóa máy chủ File với Azure. Trong khi đó, máy chủ File cục bộ vẫn giữ nguyên được tính linh hoạt và hiệu suất làm việc. Ngoài ra, các ứng dụng đang chạy trong mạng cục bộ có thể sử dụng nhiều cải tiến khác nhau trên đám mây, như Trí tuệ nhân tạo hoặc Internet Of Things (loT). Ngoài ra, Windows Server 2019 Standard chỉ hỗ trợ tối đa 2 Container Hyper-V.
Windows Server Datacenter
Phiên bản Datacenter sở hữu nhiều tính năng ưu việt.
Windows Server Datacenter phù hợp với các trung tâm dữ liệu ảo hóa và môi trường đám mây. Nó cung cấp không giới hạn các chức năng của Windows Server 2019 Standard. Bạn có thể tạo bao nhiêu máy ảo tùy thích, cộng với một máy chủ Hyper-V trên mỗi License. Phiên bản Datacenter hỗ trợ không giới hạn số lượng Container Windows và Hyper-V.
Ngoài ra, nó sở hữu những tính năng khác mà các phiên bản Server còn lại không có. Một trong số đó là bộ điều khiển mạng. Tính năng này cho phép quản lý cơ sở hạ tầng tập trung đồng thời cung cấp các công cụ để theo dõi, định cấu hình và khắc phục sự cố môi trường mạng ảo hóa tự động. Bộ điều khiển mạng có thể dùng để tự động hóa cấu hình mạng thay vì định cấu hình các thiết bị và dịch vụ mạng một cách thủ công.
Hỗ trợ Hyper-V của Host Guardian mà tính năng mà chỉ phiên bản Datacenter mới có. Dịch vụ này giúp bạn quản lý các khóa được yêu cầu để khởi động máy ảo bảo vệ. Chế độ Offline của Host Guard cho phép các máy ảo được bảo vệ bật lên nếu dịch vụ không thể đạt được. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra trong trường hợp cài đặt bảo mật của máy chủ Hyper-V không bị thay đổi.
Đặc biệt hơn, phiên bản Datacenter cung cấp chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng siêu hội tụ. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để tạo ra một trung tâm dữ liệu xác định bằng phần mềm. Cơ sở hạ tầng siêu hội tụ cho phép hợp nhất các tài nguyên điện toán, lưu trữ và kết nối mạng thành một cụm, từ đó giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí.
Kết luận
ODS có 2 gói phần mềm Windows Server cho bạn lựa chọn.
Tại Việt Nam và Đông Dương, ODS hiện là nhà phân phối Windows Server theo tháng (Microsoft SPLA) duy nhất với chi phí tốt nhất. Khi huê bản quyền Microsoft tại ODS, bạn có thể tiết kiệm được tối đa chi phí. Bạn chỉ cần thanh toán theo từng tháng hoặc thanh toán cho những phần mềm mà nhà cung cấp dịch vụ cung cấp đến khách hàng đầu cuối. Bởi vậy, bạn không phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để mua bản quyền 1 lần. Đặc biệt, bạn được dùng thử trước khi thuê đến 90 ngày.
Đặc biệt hơn, khi thuê Windows Server tại ODS, bạn được:
- Hỗ trợ cập nhật phần mềm miễn phí để đảm bảo luôn sử dụng phiên bản mới nhất từ Microsoft.
- Có thể cung cấp các dịch vụ của mình đến khách hàng ở bất kỳ đâu trên thế giới.
- Cam kết dữ liệu của bạn luôn được bảo mật và an toàn trước các rủi ro về Virus, mã độc. Bạn được sử dụng bản quyền phần mềm chính hãng từ Microsoft, do đó không lo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Được hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
Nếu đang có nhu cầu sử dụng phần mềm Windows Server, bạn đừng ngần ngại, hãy liên hệ với ODS để được nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ tận tình và chi tiết nhất. Liên hệ ngay để nhận được nhiều ưu đãi bạn nhé.