Có nên thuê Cloud Server của nước ngoài?
Trong quá trình lựa chọn dịch vụ thuê Cloud Server, doanh nghiệp thường có ý định chọn dịch vụ của nước ngoài, bởi tư tưởng hàng ngoại lúc nào cũng tốt hơn.
Tư tưởng “xính ngoại” ở Việt Nam không phải chỉ xuất hiện vài năm gần đây mà nhiều năm trước, trong mọi hoạt động từ mua sắm sản phẩm gia dụng nhỏ đến dùng dịch vụ thương mại lớn, các cá nhân, công ty thường ưu tiên “hàng nước ngoài”.
Nhưng với Cloud Server, chúng tôi cho rằng lựa chọn đơn vị nước ngoài cung cấp sẽ mang lại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Khó khăn về ngôn ngữ
Muốn xác định dịch vụ cloud server nước ngoài phù hợp với mình, bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ và để dễ dàng hiểu rõ các thông tin đó, bạn phải biết tiếng Anh.
Nếu không biết tiếng Anh, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ dịch để trợ giúp xem các thông tin trên internet nhưng nếu bạn muốn trao đổi thông tin với nhà cung cấp, hiểu rõ từng tính năng, lời tư vấn sử dụng có chứa các từ ngữ chuyên ngành mà không biết tiếng Anh sẽ là một rào cản lớn với doanh nghiệp đấy.
Khó khăn về xử lý sự cố
Trong quá trình thuê cloud server, nếu có sự cố phát sinh, nếu sự cố đó không thể xử lý từ xa, nhà cung cấp nước ngoài rất khó đến công ty bạn ngay lập tức để khắc phục, tư vấn cho khách hàng.
Mặc dù hiện nay, có không ít nhà cung cấp nước ngoài đặt chi nhánh bảo trì ở Việt Nam nhưng rõ ràng ở hoạt động chăm sóc khách hàng, xử lý, hỗ trợ khách hàng khi có sự cố phát sinh, nhà cung cấp nước ngoài không thể tốt như nhà cung cấp trong nước.
Sự chênh lệch về múi giờ cũng làm cho việc hỗ trợ, xử lý sự cố cho khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trở nên khó khăn, kém hiệu quả hơn.
Khó khăn về tốc độ đường truyền
Vì ở nước ngoài nên đường truyền internet cho cloud server cũng chậm hơn vì nó phải trải qua quá trình tải trên chặng đường dài mới tới Việt Nam mà trong hoạt động kinh doanh, chậm 1 giây 1 phút thôi đã là cả vấn đề nên bạn cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi dùng Cloud.
Khó khăn về thủ tục
Để thực hiện thủ tục trảo đổi, thỏa thuận, ký kết hợp đồng, giao dịch… đây là một quá trình không dài cũng không ngắn nhưng nếu 2 đối tác ở vị trí quá cách xa nhau về địa lý vì việc thực hiện nó cũng không dễ dàng và nhanh chóng như 2 đối tác ở gần nhau, ở cùng 1 quốc gia.
Đặc biệt, nhà cung cấp nước ngoài, thường yêu cầu khách hàng Việt Nam đăng ký dịch vụ của mình phải có visa, thủ tục rắc rối khá mất thời gian cho khách hàng.
Để tránh xảy ra các khó khăn trên, chọn nhà cung cấp dịch vụ cloud server cũng như thuê Cloud VPS trong nước như ODS sẽ rất sáng suốt nhé.