7 bí quyết tối ưu hóa lợi ích Cloud Server cho doanh nghiệp
Cloud server là mô hình chia sẻ dữ liệu thông qua internet giữa các thiết bị trên nền tảng điện toán đám mây – Cloud Computing.
Có thể nói, Cloud Server là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay, giải quyết được rất nhiều vấn đề và mang nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí, bảo hành, tính bảo mật thông tin của máy chủ, linh hoạt thay đổi mức tài nguyên, tránh rủi ro mất dữ liệu liên quan lỗi phần cứng, dữ liệu cập nhật sao lưu liên tục, quản trị và làm việc từ xa,… Cloud Server cũng đặc biệt cần thiết cho những ai muốn phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng internet.
Tuy nhiên, để tối ưu hóa được những lợi ích mà Cloud Server mang lại, doanh nghiệp cần có phương án, chiến lược cụ thể. Tham khảo ngay 7 lời khuyên từ các chuyên gia để tận dụng ngay cho doanh nghiệp mình và phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2020!
Phân tích chi tiết, lập kế hoạch ngân sách và chọn gói dịch vụ phù hợp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu sử dụng dung lượng, các ứng dụng kèm theo khác nhau. Vì thế để tối ưu hóa lợi ích tiết kiệm chi phí khi sử dụng Cloud Server, việc phân tích chi tiết nhu cầu, nguồn lực hiện có của doanh nghiệp rất cần thiết. Doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch sử Cloud Server dài hạn, cân đối với ngân sách công ty, chọn gói dịch vụ sẵn có của đơn vị cung cấp, hoặc tùy chọn theo nhu cầu để tiết kiệm tối đa mà vẫn mang lại hiệu quả sử dụng cao.
Một số thông số bạn cần biết khi muốn sử dụng Cloud Server như:
– Thông số CPU (Central Prossesing Unit): bộ nhớ đệm, số Hz, core, số luồng-Threads, là những thông số giúp máy chủ đám mây chạy nhanh, ổn định.
– RAM (Random Access Memory) càng nhiều tốc độ xử lý càng nhanh hơn. Bạn cần phân tích số ứng dụng chạy trên VM cần bao nhiêu RAM để chọn con số chính xác.
– Bộ nhớ (Storage): cần lưu ý về dung lượng và loại bộ nhớ vì nó ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của server.
– Thời gian hoạt động (Uptime) bảo đảm mức độ ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
Tối ưu hóa Cloud Server
Doanh nghiệp cần tính toán trước nhu cầu cung cấp và điều chỉnh cấu hình đám mây đang sử dụng sao cho phù hợp. Khi triển khai các tài nguyên mới trên đám mây, đừng cung cấp vượt mức cần thiết từ các trung tâm dữ liệu kiểu cũ.
Bạn nên tận dụng tính năng ảo hóa, tự động tăng giảm, tính chất đàn hồi của đám mây,… để linh hoạt phản ứng trước các thay đổi nhu cầu đột ngột. Tránh nhân bản các phiên bản mới một cách vô tội vạ, các bản demo không cần thiết nên xóa khi không còn sử dụng. Cần lập kế hoạch dung lượng trước khi nhân bản hoặc thay đổi kích thước một phiên bản để tiết kiệm không gian đám mây.
Sử dụng phương pháp module
Phương pháp module là phương pháp chia nhỏ mô hình đám mây dạng khối thành các dịch vụ nhỏ hơn. Đây cũng được xem là phương pháp tuyệt vời để bạn phân nhỏ tài nguyên đám mây và tiết kiệm chi phí hoàn hảo. Bạn không còn phải mất thời gian tính toán trên đám mây mà có thể tập trung vào các công việc cần thiết hơn, quản lý tốt hơn lượng công việc tăng đột biến. Doanh nghiệp cũng có thể giảm thiểu chi phí bằng cách chỉ dùng thêm các dịch vụ hỗ trợ khi cần thiết.
Đổi mới công nghệ – đổi mới tư duy
Dù công nghệ có hiện đại, đối tượng sử dụng chúng vẫn là con người. Một cuộc đổi mới về công nghệ cũng cần sự thay đổi tương ứng về tư duy sử dụng, tư duy ý thức về chi phí, tăng hiệu suất. Có như vậy, doanh nghiệp bạn mới có thể sử dụng hiệu quả những công nghệ mới như Cloud Server và tiết kiệm được chi phí “khủng”.
Mỗi nhân viên của doanh nghiệp cũng cần có ý thức tối ưu hóa chi phí. Ví dụ, nhân viên phân phối chịu trách nhiệm cung cấp code, cân nhắc và quyết định tối ưu để quản lý chi phí cố định và biến đổi. Nên minh bạch dữ liệu tài chính để hiển thị các chi tiêu và điều chỉnh, giảm thiểu chi phí không cần thiết. Đồng thời, doanh nghiệp cần đo lường chi tiêu trên đám mây theo các số liệu kinh doanh, từ đó thêm thông tin tham chiếu và chuyển đổi vấn đề từ chi phí đám mây sang ROI trên đám mây.
Đừng bỏ qua “Cloud Native”
Những mô hình của Cloud Native cho phép tận dụng tối đa lợi thế của việc phân phối theo yêu cầu, độ co giãn, triển khai toàn cầu, cải thiện năng suất của nhà phát triển, khả năng mở rộng, tính sẵn có, tiết kiệm chi phí,…
Đơn giản hơn, Cloud Native là giúp tận dụng tốt nhất lợi thế của mô hình phân phối đám mây, thường là cash tối ưu để di chuyển khối lượng công việc lên đám mây. Tránh việc chuyển toàn bộ khối lượng công việc lên đám mây mà không chọn lọc, chỉnh sửa vì nó gây tốn kém tài nguyên, thời gian, chi phí.
Sắp xếp công việc khoa học
Một điều hiển nhiên là khi bạn lên kế hoạch làm việc khoa học, hiệu suất công việc tăng, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Bạn cần xây dựng chính sách quản trị nhất quán cho tiêu thụ đám mây trong các mục thanh toán trả trước. Đồng thời đặt tên, gắn thẻ các mục, hạn chế tài nguyên theo cơ chế xác thực tự động, “gắn thẻ” các đối tượng sử dụng để xác định rõ nguyên nhân khi có phát sinh chi phí, vấn đề nào đó.
Tận dụng pay-as-you-go
Pay-as-you-go là hình thức trả tiền theo dung lượng, là hình thức giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí khi sử dụng Cloud Server. Ngoài ra, để cắt giảm chi phí cho các tài nguyên cần liên tục hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng gói cước có sẵn từ nhà cung cấp đám mây.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ Cloud Server với hiệu năng tối đa và tiết kiệm chi phí hiệu quả nếu có kế hoạch đúng đắn. Vậy nên đừng tiếc việc dành thời gian lên phương án, phân tích chi tiết trước khi tận hưởng hoàn hảo những lợi ích từ Cloud Server.
Tham khảo thêm: Cloud Server – Thúc đẩy chuyển đổi số trong khủng hoảng COVID-19