Các hình thức Backup dữ liệu doanh nghiệp cần thực hiện
Backup chính là hoạt động tối quan trọng của doanh nghiệp nhằm bảo vệ dữ liệu an toàn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các hình thức Backup dữ liệu cần thực hiện.
Trong bất kể môi trường kinh doanh nào, việc bảo vệ các thông tin, dữ liệu mật của doanh nghiệp đều là việc tối quan trọng. Tuy nhiên ở thời đại 4.0 hiện nay, nguy cơ bị mất dữ liệu trên môi trường mạng do nguyên nhân bên trong hay bên ngoài mà các doanh nghiệp phải đối mặt cũng cao hơn rất nhiều. Vì lý do đó, Backup là một hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của dữ liệu. Ở bài viết này, ODS mong muốn sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn Backup là gì và các hình thức Backup dữ liệu cần thực hiện.
1. Backup là gì?
Giống như việc ô tô cần lốp dự phòng hay máy móc cần bảo hiểm, dữ liệu của một máy chủ, Website cũng nên có một bản sao. Điều này cần thiết để phòng khi máy chủ, Website bị hỏng Server, bị hack hoặc gặp phải các lỗi kĩ thuật khiến dữ liệu mất toàn bộ.
Backup dữ liệu chính là việc sao chép và lưu trữ lại toàn bộ dữ liệu gốc của máy chủ, Website ở một thiết bị lưu trữ khác làm dữ liệu dự phòng, đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phục hồi dữ liệu khi dữ liệu cũ bị mất.
Hoạt động Backup cần phải được làm thường xuyên để cập nhật thêm những dữ liệu mới sau một quá trình sử dụng. Dữ liệu thông thường sẽ được Backup vào ổ cứng hoặc trên nền tảng điện toán đám mây.
2. Vì sao cần phải Backup dữ liệu?
Dù là dữ liệu cá nhân hay dữ liệu kinh doanh của một tổ chức đều cần phải được bảo mật nghiêm ngặt. Chính vì vậy, việc Backup thông tin thường xuyên là điều vô cùng quan trọng.
Bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng được viễn cảnh khủng khiếp nếu bỗng dưng một ngày đẹp trời toàn bộ các dữ liệu kinh doanh, khách hàng, mật khẩu hay cách thông tin giao dịch đều không cánh mà bay. Đây đều là những dữ liệu mật ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Cách tốt nhất để giải quyết nỗi lo thường trực khi bị mất dữ liệu chính là phải Backup dữ liệu thường xuyên để có thể phục hồi dữ liệu nhanh chóng. Ngoài ra trong quá trình kinh doanh, nếu muốn đối chiếu các dữ liệu, doanh nghiệp có thể truy xuất một cách dễ dàng từ những nguồn Backup trước đó.
3. Các hình thức Backup dữ liệu phổ biến nhất hiện nay
Để bảo vệ dữ liệu được an toàn, doanh nghiệp cần phải Backup dữ liệu thường xuyên và theo cả ba hình thức: Full Backup hàng tháng, Differential Backup hàng tuần và Incremental Backup hàng ngày.
Full Backup
Full Backup là việc sao chép và lưu trữ toàn bộ dữ liệu hiện tại.
Ưu điểm của Full Backup là:
- Lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong máy chủ từ trước cho tới ngày thực hiện Backup
- Đảm bảo tính an toàn cao và dễ dàng phục hồi dữ liệu
Nhược điểm của Full Backup là:
- Tốn nhiều thời gian để sao lưu toàn bộ dữ liệu
- Tốn dung lượng để lưu trữ được toàn bộ dữ liệu
- Tốn nhiều chi phí khi đầu tư thiết bị lưu trữ lớn
Differential Backup
Differential Backup là sao chép và lưu trữ những dữ liệu đã thay đổi so với lần Full Backup gần nhất.
Ưu điểm của Differential Backup là:
- Thời gian sao lưu nhanh hơn so với Full Backup
- Tiết kiệm dung lượng lưu trữ dữ liệu hơn so với Full Backup
- Tốc độ để phục hồi dữ liệu sẽ nhanh hơn so với Incremental Backup
Nhược điểm của Differential Backup là:
- Muốn khôi phục dữ liệu cần hai bản Backup: 1 bản từ Full Backup lần gần nhất, 1 bản khác từ Differential Backup tại thời điểm cần khôi phục.
Incremental Backup
Incremental Backup là việc hệ thống sao lưu những dữ liệu thay đổi so với lần Incremental Backup gần nhất.
Ưu điểm của Incremental Backup là:
- Thời gian sao chép và lưu trữ nhanh nhất so với cả Full Backup và Differential Backup.
- Tốn ít dung lượng Backup nhất.
Nhược điểm của Incremental Backup là:
- Khi muốn khôi phục dữ liệu, bạn phải có đầy đủ 1 bản Full Backup gần nhất và tất cả các bản Incremental Backup kể từ thời điểm Full Backup cần khôi phục.
- Thời gian phục hồi dữ liệu lâu nhất trong 3 dạng Backup.
4. Cloud Backup – Giải pháp Backup dữ liệu tối ưu cho mọi doanh nghiệp
Cloud Backup là hình thức sao lưu dữ liệu trực tuyến hay sao lưu dữ liệu lưu trữ đám mây. Doanh nghiệp sẽ gửi bản sao dữ liệu gốc qua mạng (mạng công cộng hoặc độc quyền) đến một máy chủ ngoài công ty thường được sở hữu bởi bên thứ ba.
Sao lưu đám mây được coi là giải pháp Backup tối ưu của thời đại 4.0 bởi vì:
- Chi phí đầu tư thấp: doanh nghiệp chỉ cần trả phí theo nhu cầu sử dụng. Nếu dung lượng lưu trữ thấp, doanh nghiệp có thể được sử dụng dịch vụ Cloud Backup free cho một khối dung lượng nhất định.
- Linh hoạt mở rộng theo nhu cầu: các hệ dữ liệu của doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra, khả năng mở rộng Backup dữ liệu còn giúp giảm tải áp lực lưu trữ lên máy chủ.
- Công nghệ tiên tiến: dịch vụ Cloud Backup sử dụng công nghệ nén giúp giảm lượng lưu trữ trên Cloud, Local…
- Quản lý và sử dụng dễ dàng: Cloud Backup được thiết kế với các công cụ tự động dễ dàng sử dụng và quản lý. Doanh nghiệp chỉ cần cài đặt, thiết lập một lần các phần mềm Cloud Backup sẽ tự động thực hiện công việc theo yêu cầu.
Tuy vậy, hạn chế lớn của Cloud Backup chính là việc bản sao dữ liệu không chỉ thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp nữa. Thay vào đó bên thứ ba cung cấp dịch vụ Cloud Backup cũng nắm một phần quyền kiểm soát.
Kết luận
Tóm lại, Backup dữ liệu là một việc cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải làm để bảo vệ dữ liệu an toàn. Trong thời đại 4.0, giải pháp được coi là tối ưu nhất chính là Cloud Backup bởi tính tiện lợi và an toàn của nó. Dịch vụ sao lưu dữ liệu Cloud Backup của ODS nổi bật với khả năng bảo vệ tới hơn 20 nền tảng đảm bảo an toàn cho dữ liệu dù doanh nghiệp có thay đổi bất kì công nghệ mới nào.
Ngoài ra, Cloud Backup của ODS còn kết hợp công nghệ chống Ransomware bằng AI, hạ tầng Acronis Cyber Cloud để giữ cho việc lưu trữ dữ liệu an toàn tuyệt đối. Hy vọng các thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu phần nào về hoạt động Backup cũng như dịch vụ Cloud Backup hiện nay.