Đâu là biện pháp sao lưu dữ liệu máy tính tốt nhất?
Sao lưu dữ liệu là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để đảm bảo mọi thông tin trên máy tính của bạn được lưu trữ đầy đủ. Vậy, đâu là biện pháp tốt nhất?
Một trong những nỗi lo sợ của người dùng máy tính cá nhân cũng như doanh nghiệp hiện nay là việc đánh mất thông tin, dữ liệu nếu có sự cố. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể là do cúp điện đột xuất, lỗi hệ thống, cập nhật lại máy tính, hacker xâm nhập đánh cắp thông tin…
Vậy làm thế nào để sao lưu dữ liệu máy tính một cách tốt nhất để đảm bảo mọi thông tin cần thiết đều được lưu trữ đầy đủ? Hãy cùng tìm hiểu 5 phương pháp an toàn, nhanh chóng và đơn giản nhất được trình bày ở bài viết dưới đây.
Lưu trữ vào ổ đĩa ngoài
Bất kỳ dữ liệu nào trên máy tính cũng nên được sao lưu, từ các tài liệu cá nhân, hình ảnh, video, đến các chương trình cài đặt, bản cập nhật, hệ điều hành… Và một trong những phương pháp đơn giản nhất để sao lưu dữ liệu là lưu trực tiếp vào USB hay ổ đĩa ngoài được kết nối với máy tính của bạn.
Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này là nhanh chóng, dễ thực hiện và ít tốn kém chi phí. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tiến hành sao lưu bất cứ dữ liệu nào mà mình mong muốn.
Tuy nhiên, sao lưu bằng ổ đĩa ngoài cũng có những mặt hạn chế nhất định, chẳng hạn như yêu cầu phải được kết nối trực tiếp với máy tính cá nhân. Bên cạnh đó, nếu máy bị trộm, các dữ liệu được lưu trữ bên trong cũng sẽ mất theo vì kết nối này.
Lưu trữ đám mây
Hiện nay, không chỉ máy tính mà nhiều smartphone cũng có chức năng sao lưu dữ liệu thông qua hình thức lưu trữ đám mây. Đây là một phương pháp vô cùng tiện ích, nhanh chóng, không tốn kém, cũng không cần cài đặt trực tiếp vào máy tính.
Theo đó, bạn chỉ cần tạo một tài khoản google drive, dropbox… lưu trữ dữ liệu của mình thông qua các dịch vụ này. Đặc biệt khi đổi sang một thiết bị vi tính khác, người dùng vẫn có thể truy cập thông tin và lấy lại các dữ liệu đã được lưu trữ trên đám mây nhờ tính năng đồng bộ tài khoản. Ngoài ra, nếu máy tính bị hư hỏng hay mất cắp, bạn cũng vẫn có thể lấy lại được những dữ liệu đã đồng bộ lên “đám mây”.
Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế là dung lượng lưu trữ dữ liệu có giới hạn, người dùng chỉ có thể sao lưu ở một dung lượng nhất định trong phạm vi cho phép. Nếu muốn có thêm không gian lưu trữ, bạn phải trả phí để mua thêm.
Sao lưu qua mạng Internet
Một phương pháp sao lưu dữ liệu phổ thông nữa đang được nhiều người sử dụng hiện nay là sao lưu qua mạng internet. Với phương pháp này, bạn cần kết nối internet cho máy tính và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khác như Crashplan, Recuva,… để lưu trữ, lấy lại thông tin.
Đây là một phương pháp tương đối dễ dàng, tiện lợi và an toàn vì dung lượng lưu trữ không giới hạn. Bên cạnh đó, với việc sao lưu qua mạng internet, người dùng cũng có thể khôi phục tất cả thông tin mà không cần kết nối với máy tính, ngay cả khi máy tính bị lỗi hay sử dụng trên một thiết bị khác.
Tuy nhiên, khách hàng của nó sẽ phải mất phí khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ. Thêm nữa, nếu dữ liệu của bạn quá nặng, thời gian tiến hành sao lưu và khôi phục lại dữ liệu cũng tương đối lâu.
Tự động sao lưu
Với phương pháp sao lưu trữ dữ liệu qua internet, người dùng có thể cài đặt tính năng tự động sao lưu trong mục thiết lập. Như vậy, tất cả mọi dữ liệu của bạn sẽ được tự động lưu trữ mỗi ngày mà không cần sử dụng bất kỳ thao tác nào khác.
Giải pháp này giúp người dùng tiết kiệm được thời gian hơn vì dữ liệu sẽ được sao lưu tự động, từ đó thông tin được cập nhật liên tục, kịp thời lưu trữ dự phòng những sự cố bất ngờ có thể xảy ra.
Kết hợp nhiều phương pháp
Không có phương pháp nào là hoàn toàn tuyệt đối cả. Vì thế, bạn có thể sử dụng kết hợp từ 2 phương pháp sao lưu dữ liệu trở lên để dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra.
Trên đây là danh sách ODS tổng hợp 5 phương pháp sao lưu dữ liệu phổ biến, an toàn và tiện lợi nhất để bạn lưu trữ thông tin của mình như một bản dự phòng. Tùy theo mục đích, yêu cầu sử dụng của mỗi người dùng mà có thể lựa chọn giải pháp nào phù hợp nhất với mình hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác lại với nhau nhằm đạt được hiệu quả lưu trữ và bảo mật thông tin hiệu quả nhất.