Giải pháp bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp trong thời kỳ công nghệ số
Trong thời đại công nghệ số phát triển, bảo mật dữ liệu là việc doanh nghiệp cần ưu tiên hàng đầu. Vấn đề này ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi mô hình làm việc từ xa được ứng dụng rộng rãi như hiện nay.
Bên cạnh đó, sự cố về an ninh thông tin, mất dữ liệu có thể gây thiệt hại nặng nề về uy tín, tài chính của doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp cần đầu tư các giải pháp bảo mật trong tổng thể hệ thống công nghệ thông tin.
Vì sao doanh nghiệp cần bảo mật dữ liệu?
Thông tin, dữ liệu được xem là tài sản vô cùng quan trọng, giá trị đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Sự phát triển của internet, thiết bị IoT hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động kinh doanh và càng ngày càng phổ biến.
Nhưng theo đó cũng tạo cơ hội cho tội phạm công nghệ xâm nhập và phá hoại hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp. Chỉ cần sơ hở, doanh nghiệp có thể đánh mất những dữ liệu quan trọng như data khách hàng, thông tin dự án,… và đối mặt với những hậu quả khó lường. Hay sự phát triển của các mạng xã hội cũng khiến doanh nghiệp có thể đối mặt với những dữ liệu sai sự thật, thông tin giả mạo về công ty. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần phải bảo mật thông tin, dữ liệu của mình an toàn hơn bằng những giải pháp tiên tiến.
Hậu quả khó lường khi dữ liệu bị thất thoát
Mọi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng internet trong hoạt động kinh doanh đều có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu. Nếu hệ thống bảo mật doanh nghiệp tồn tại những lỗ hổng lại càng dễ trở thành miếng mồi ngon cho các hackers, các cuộc tấn công mạng.
Đối với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, thương mại điện tử,… việc thất thoát dữ liệu càng dễ gặp hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra sự cố, thậm chí ảnh hưởng uy tín, tài chính, khiến công ty đóng cửa. Một khi kẻ xấu chiếm được dữ liệu công ty, chúng có thể bôi xấu doanh nghiệp trên các phương diện truyền thông, mạng xã hội, thay đổi cấu hình website, giao diện phần mềm, đe dọa tống tiền, xóa dữ liệu,…
Nguy hiểm hơn nữa, nếu công ty bị chiếm toàn quyền kiểm soát hệ thống, bạn sẽ rất khó lấy lại được dữ liệu, có thể bị tê liệt hoàn toàn hoạt động kinh doanh.
Một số hình thức tấn công, khai thác dữ liệu của hacker
– Malware attack (tấn công bằng phần mềm độc hại): là hình thức phổ biến nhất gồm phần mềm gián điệp, mã độc tống tiền, virus và worm.
– Trojans: Là hình thức đánh cắp mật khẩu người dùng bằng cách thay đổi mã hóa.
– Sniffer: Tin tặc ăn cắp thông tin ở nhiều địa điểm gửi đi, nhận thông qua các giao thức trong hệ thống.
– Man-in-the-middle attack (tấn công trung gian): hay còn gọi là tấn công nghe lén, hacker sẽ tấn công xâm nhập vào giao dịch giữa 2 đối tượng, đánh cắp dữ liệu của giao dịch đó.
– Phishing: tấn công bằng cách gửi file, tệp đính kèm trong email và dẫn người dùng tới 1 website giả mạo giống với website của công ty
– Ddos và dos (tấn công từ chối dịch vụ): tấn công chủ yếu vào các công ty lớn, hậu quả rất nặng nề. Đây là hình thức tấn công đánh sập tạm thời máy chủ, hệ thống, hoặc mạng nội bộ.
– Password Cracker: kẻ xấu tấn công vô hiệu hóa chức năng bảo vệ mật khẩu của hệ thống công ty.
Các giải pháp bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn
– Nâng cao nhận thức nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo mật dữ liệu, hướng dẫn, đào tạo kiến thức cơ bản cho họ về việc bảo mật dữ liệu cho cá nhân và doanh nghiệp.
– Sử dụng mật khẩu mạnh và khác nhau, bạn nên sử dụng nhiều mật khẩu có chứa cả chữ, ký tự, số. Bên cạnh đó bạn có thể bảo mật hai lớp mật khẩu thông qua xác nhận sms, email.
– Mã hóa dữ liệu giúp giảm thiệt hại từ các cuộc tấn công mạng.
– Sao lưu dữ liệu thường xuyên ra ổ cứng di động gắn ngoài, hoặc trên hệ điều hành máy tính. Với doanh nghiệp lớn, bạn nên sao lưu dữ liệu trên nền tảng lưu trữ đám mây để đảm bảo an toàn tốt nhất cho dữ liệu, không bị phụ thuộc vào một nguồn duy nhất.
– Có chính sách bảo mật riêng, kiểm soát truy cập từ xa để hạn chế rò rỉ thông tin, bảo vệ được dữ liệu công ty.
– Bên cạnh đó doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống lưu trữ dữ liệu và quản lý dữ liệu với độ bảo mật cao. Bạn cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của những công ty cung cấp dịch vụ uy tín và bảo mật chuyên nghiệp để được ứng cứu, xử lý sự cố về bảo mật, vá lỗ hổng an ninh mạng một cách an. Tốt nhất nên đầu tư hệ thống bảo mật từ đầu, không ngừng cập nhật để đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp được an toàn nhất.
Lựa chọn dịch vụ của đơn vị uy tín như dịch vụ Cloud Files của ODS sẽ giúp bạn an tâm hoàn toàn với dữ liệu của doanh nghiệp mình. Với Cloud Files, doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các cá nhân, phòng ban, khách hàng hiệu quả và an toàn.
ODS luôn xem việc bảo mật và an toàn dữ liệu là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi cung cấp bảo mật tốt nhất trong quá trình chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu. Bảo mật bởi hệ thống Anti Virus, Firewall chuyên nghiệp. Hệ thống bảo mật đa lớp, mã hóa toàn bộ dữ liệu với 256-bit AES Key. Liên hệ ngay để được tư vấn một cách chi tiết.
Tham khảo thêm: 5 công cụ giúp doanh nghiệp vận hành từ xa hiệu quả