Omnichannel là gì? Những điều cần biết về mô hình đa kênh

Trong thời đại mà công nghệ lên ngôi, việc kinh doanh online được đẩy mạnh. Omnichannel – bán hàng đa kênh là một mô hình kinh doanh đang cực kỳ hiệu quả hiện nay. Vậy Omnichannel là gì và chúng ta cần lưu ý những gì khi triển khai phương thức này.

Để có vận dụng tốt mô hình kinh doanh Omnichannel. Hãy cùng ODS phân tích và làm rõ các lợi ích cũng như lưu ý để triển khai tối ưu hình thức bán hàng đa kênh này tại bài viết sau đây.

1. Omnichannel là gì?

Omnichannel là gì?

Omnichannel là gì?

Như tên gọi của mình, Omnichannel là mô hình bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên đa dạng các kênh cùng lúc. Nhưng vẫn đảm bảo được một hệ thống quản lý xuyên suốt. Hiệu quả của mô hình này là tạo ra cơ hội phát triển doanh thu. Đồng thời, nâng cao trải nghiệm khách hàng khi có thể dễ dàng mua sắm dưới nhiều kênh và phương tiện khác nhau.

Cụ thể, khách hàng có thể tiếp cận doanh nghiệp thông qua mua hàng trực tuyến. Với thiết bị di động, máy tính bàn hoặc theo cách truyền thống là mua trực tiếp tại cửa hàng. Điều này mang lại sự liền mạch, đồng nhất trong quá trình mua sắm, tạo độ thuận tiện tối đa cho khách hàng.

Mô hình Omnichannel là gì?

Mô hình Omnichannel là gì?

Mô hình này phù hợp với mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp. Để triển khai hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, phân tích hành vi, thông tin người dùng kỹ càng. Nhằm chọn ra các kênh bán hàng phù hợp với đối tượng khách hàng cũng như hoàn cảnh thực tế.

Dạo gần đây, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Omnichannel là một mô hình bán hàng mang lại hiệu quả vô cùng cao. Tuy nhiên, một số người vẫn nhầm lẫn giữa Omnichannel và Multichannel.

2. Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel

Mắc dù cả 2 khái niệm đều liên quan đến bán hàng đa dạng trên nhiều kênh. Nhưng về bản chất vẫn có sự khác biệt khá lớn giữa 2 mô hình này. Đó chính là sự đồng bộ, nhất quán trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp để liên kết các kênh bán hàng khi triển khai.

Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel

Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel

Sự khác biệt trên được thể hiện từ ưu điểm của mô hình Omnichannel. Cũng chính là nhược điểm của Multichannel. Một khi thật sự triển khai được bán hình đa kênh. Bạn phải có được một hệ thống quản lý liền mạch. Để tạo nên sự trải nghiệm thuận tiện nhất dành cho khách hàng khi mua sắm dù bằng hình thức nào.

Nếu chỉ thực hiện tiếp thị, đăng tải quảng bá sản phẩm trên nhiều kênh mạng xã hội, website, tổng đài ảo … mà không thể đảm bảo thống nhất được việc quản lý hàng hóa và việc bán hàng đồng bộ ở tất cả các kênh này. Bạn chỉ đang áp dụng mô hình Multichannel chứ không phải Omnichannel.

3. Lợi ích của Omnichannel

Các lợi ích nổi bật của Omnichannel

Các lợi ích nổi bật của Omnichannel

3.1 Tiếp thị đa điểm

Lợi ích đầu tiên phải kể đến của Omnichannel là tiếp thị đa điểm. Việc gia tăng tần suất chạm mắt người dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Là một trong những cách hiệu quả để thu hút va tiếp cận khách hàng.

Bán hàng đa kênh mở ra cơ hội này thông qua việc xác định chân dung khách hàng phù hợp với doanh nghiệp và hành vi mua sắm của họ. Tiếp thị đa điểm kết hợp với hệ thống quản lý nhất quán để khách hàng làm quen với thương hiệu của bạn.

3.2 Tăng doanh thu hiệu quả

Một lý thuyết khá nổi tiếng trong giới Marketing đó là tần suất trung bình chạm mặt giữa khách hàng với thương hiệu để họ ra quyết định mua hàng là ít nhất 21 lần. Nhờ vào việc gia tăng độ hiện diện của thương hiệu trên mọi mặt trận, từ đó khả năng tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm cũng được nâng cao.

Như vậy, khi đã hoàn thành mục tiêu tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh thì ắt hẳn doanh thu của doanh nghiệp sẽ có khởi sắc, tiến triển đáng kể.

Bên cạnh đó, chính sự mượt mà, đồng bộ trong trải nghiệm mua sắm đa kênh của Omnichannel, khách hàng sẽ hài lòng hơn, ấn tượng đối với thương hiệu cũng tốt hơn. Điều nãy cũng là một cơ hội để cải thiện doanh thu hiệu quả.

3.3 Hỗ trợ khách hàng tốt hơn

Như đã nói, với Omnichannel, khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong phương thức mua sắm, dẫn đến trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đa dạng hơn trong cách tiếp cận, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

3.4 Tăng sự hài lòng của khách hàng và quảng bá thương hiệu

Từ các lợi ích trên, có thể nói, khách hàng được đáp ứng nhu cầu của mình tốt hơn mong đợi với sự đa dạng tiếp cận của doanh nghiệp qua các kênh bán hàng, hệ thống quản lý thống nhất giúp khách hàng được hỗ trợ nhanh chóng, nhãn hàng tập trung vào thói quen và hành vi của người dùng để triển khai mô hình hiệu quả.

Từ đó, hình ảnh thương hiệu và doanh nghiệp trở nên uy tín hơn trong mắt người sử dụng. Một khi đã đạt được sự tin tưởng, doanh nghiệp còn có cơ hội được chính khách hàng của mình quảng bá đến người thân, người quen của họ.

3.5 Gia tăng khách hàng trung thành

Với thông tin thu thập từ các kênh bán hàng, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng và hành vi tiêu dùng của họ. Nắm bắt được tốt điều này, doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc xây dựng nhóm khách hàng thân thiết và kịp thời đưa ra những thay đổi thích hợp trong quá trình kinh doanh của mình.

4. Những sai lầm khi sử dụng Omnichannel

Một số sai lầm cần lưu ý tránh khi triển khai Omnichannel

Một số sai lầm cần lưu ý tránh khi triển khai Omnichannel

4.1. Không theo kịp xu hướng thị trường

Để triển khai Omnichannel hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt và cập nhật xu hướng liên tục để đáp ứng, thích nghi với thị trường. Chẳng hạn như xu hướng kinh doanh online bùng nổ mạnh mẽ trong thời kỳ dịch bệnh.

Chỉ xuất hiện, tiếp cận với khách hàng trên nhiều kênh là chưa đủ. Để tối ưu hóa hiệu quả của Omnichannel, chủ doanh nghiệp phải vừa cung cấp sản phẩm chất lượng vừa theo kịp xu hướng hiện tại để tạo sức hút, làm nổi bật thương hiệu của mình trước người mua hàng. Nếu không, họ hoàn toàn có thể bị đối thủ của bạn tranh thủ mất.

4.2. Không đánh giá và tập trung vào những kênh hiệu quả

Dù là mô hình bán hàng đa kênh nhưng hiệu quả được phát huy vẫn nằm ở chất lượng của từng kênh bán hàng chứ không nằm ở mặt số lượng. Vì thế, dành thời gian để phân tích các dữ liệu liên quan để đánh giá hiệu quả các kênh và tập trung phát triển những nhánh nổi bật là điều cần thiết.

Chẳng hạn như đối với thực phẩm tươi sống, mạng xã hội và cửa hàng vật lý. Chính là các kênh bạn nên tập trung phát triển. Thay vì dồn công sức vào việc quảng bá mặt hàng này trên các sàn thương mại điện tử. Vì tính tươi mới cũng như thời hạn sử dụng ngắn hạn của thực phẩm.

4.3 Chưa tối ưu được việc xử lý đơn hàng

Như đã phân tích, đặc điểm của Omnichannel là triển khai bán hàng đa kênh nhưng vẫn đảm bảo có một hệ thống quản lý nhất quán. Để làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây được một quy trình hoạt động khoa học. Hệ thống quản lý với sự trợ giúp của phần mềm công nghệ.

Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hạn chế, giảm thiểu tình trạng sai sót trong xử lý đơn hàng đổ về từ các kênh. Cũng như không ảnh hưởng đến báo cáo quản lý hàng hóa. Không thể kiểm soát hết toàn bộ đơn hàng. Tại các kênh sẽ rất dễ xảy ra sai sót cũng như giảm đi tính chính xác trong các báo cáo bán hàng, doanh thu, …

4.4. Không thường xuyên cập nhật và theo dõi tồn kho

Khi triển khai bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Việc theo dõi, cập nhật hàng tồn kho là một điều cần thiết. Một trong những kênh bán hàng phổ biến hiện này là các sàn thương mại điện tử. Chính vì vậy, nếu lơ là trong công đoạn này. Bạn sẽ khiến cho gian hàng của mình bị đánh giá thấp và bị hạn chế hiển thị.

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4.3 / 5. Phiếu bầu: 3

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ