So sánh 2 công nghệ ảo hóa Hyper-V và VMWare
Điện toán đám mây và công nghệ ảo hóa ngày một phổ biến. Chúng tạo nên quá trình phát triển vượt bậc của nền công nghệ thông tin.
Dùng máy chủ ảo không những giúp tận dụng triệt để hiệu suất của máy chủ mà còn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. Người ta thường sử dụng công nghệ ảo hóa để tạo ra các máy chủ ảo từ máy chủ vật lý. Hai nền tảng phổ biến và được các doanh nghiệp hay sử dụng là Hyper-V và VMware.
Virtualization – Ảo hóa là gì?
Ngày nay, công nghệ ảo hóa (Virtualization) đang ngày càng được các doanh nghiệp ưa chuộng và áp dụng dụng trong việc xây dựng hệ thống máy chủ lưu trữ.
Ảo hóa là gì?
Virtualization – Ảo hóa là một phiên bản ảo của Server hoặc Network, Storage Device hay Operating System. Chẳng hạn như phân chia vùng ổ đĩa cứng cũng được gọi là ảo hóa. Vì đơn giản nó chỉ có 1 ổ đĩa, nhưng lại được phân chia ra để tạo thành 2 ổ đĩa riêng biệt.
Người dùng, ứng dụng và thiết bị có thể tương tác trực tiếp với tài nguyên ảo vì nó là một Single Logical Resource (tài nguyên thực sự duy nhất).
Các loại ảo hóa phổ biến
Công nghệ ảo hóa có thể phân chia thành 3 loại:
- Ảo hóa máy chủ (Server Virtualization)
- Ảo hóa mạng (Network Virtualization)
- Ảo hóa lưu trữ (Storage Virtualization)
Ảo hóa máy chủ (Server Virtualization)
Server Virtualization là ảo hóa tài nguyên máy chủ từ Server Users. Nó bao gồm danh tính và số của bộ xử lý, máy chủ vật lý và hệ điều hành. Nhờ ảo hóa máy chủ mà người dùng sẽ không cần phải hiểu và quản lý những chi tiết khá phức tạp từ tài nguyên máy chủ.
Ảo hóa mạng (Network Virtualization)
Network Virtualization – Đây là phương pháp kết hợp từ các tài nguyên có sẵn bằng cách chia băng thông thành các kênh trong mạng. Mỗi kênh luôn độc lập với nhau và có thể được gán cho một thiết bị hay một máy chủ cụ thể.
Ảo hóa mạng là tách nó thành các phần có thể quản lý được. Đây là sự ngụy trang phức tạp của mạng. Giống như phân đoạn ổ cứng để bạn có thể dễ dàng quản lý các tệp.
Ảo hóa lưu trữ (Storage Virtualization)
Storage Virtualization là thu các Physical Storage từ nhiều thiết bị được lưu trữ trên mạng. Chúng được tổng hợp vào một thiết bị lưu trữ để dùng bảng điều khiển trung tâm quản lý. Ảo hóa lưu trữ thường dùng trong các mạng SAN (mạng lưu trữ).
Công nghệ ảo hóa Hyper-V là gì?
Đây là công nghệ ảo hóa dựa trên nền tảng Hypervisor, là công nghệ thế hệ mới của Microsoft. Mang đến cho người dùng nền tảng ảo hóa linh hoạt, mạnh và có tính tin cậy, sẵn sàng cao, mở rộng dễ dàng.
Đặc biệt với môi trường doanh nghiệp ảo hóa Hyper-V đáp ứng được mọi cấp độ. Khi muốn khai thác hoặc nâng cấp các tính năng ảo hóa, người dùng không cần phải mua thêm phần mềm nào cả.
Hiện nay Hyper-V gồm có 3 phiên bản trên nền Windows Server 2008 64-bit là:
- Một máy ảo (Standard).
- Bốn máy ảo (Enterprise).
- Không giới hạn số lượng máy ảo (Datacenter).
Tuy nhiên, công nghệ ảo hóa Hyper-V vẫn hỗ trợ cho khách hàng các hệ điều hành khác ở cả 32-bit và 64-bit.
Công nghệ ảo hóa VMWare là gì?
VMware là sản phẩm của VMware Inc (công ty phần mềm thuộc tập đoàn EMC). Đây là công ty tiên phong trong nền phát triển ảo hóa.
VMware có rất nhiều phiên bản như VMware vSphere, VMware ESX Server,VMware vCloud, VMware Director, VMware GSX Server cho máy chủ và VMware Workstation cho máy để bàn,…
vSphere gồm có 3 thành phần chính:
- VMWare ESXi Server (chạy trên nền server vật lý) là lớp ảo hóa chính hay còn được gọi là Hypervisor. Nó có nhiệm vụ phân phát và quản lý tài nguyên phần ứng của Virtual Machines (máy ảo).
- VMware vCenter Server: là trung tâm quản lý chính của môi trường ảo hóa.
- VMware vSphere Client: là chương trình quản lý từ xa vào vCenter hoặc ESXi (chỉ cho phép chạy trên Windows OS). Hoặc VMware vSphere Web Client – Chương trình web-browser truy cập từ xa vào vCenter (chạy được trên tất cả OS)
So sánh ưu nhược điểm của ảo hóa Hyper-V và VMWare
Cả Hyper-V và VMWare đều là hai nền tảng ảo hóa phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Mỗi nền tảng này đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu nhược điểm của Hyper-V
Ưu điểm:
- Với chi phí thấp, người dùng được miễn phí sử dụng ở hệ điều hành Server 2008 trở lên.
- Tương thích với hầu hết tất cả hệ điều hành Windows.
- Hỗ trợ phần cứng khá tốt.
- Khả năng bị tấn công rất thấp.
- Nhờ hệ điều hành Windows nên nó khá thân thiện, quen thuộc và người dùng dễ dàng sử dụng.
Nhược điểm: Không có cầu hình sẵn. Mỗi VPS được tạo ra, người dùng phải cài OS. Tuy nhiên, bạn có thể Clone các VPS dễ dàng.
Ưu nhược điểm của VMWare
Ưu điểm:
- Có thể sử dụng và tương thích với hầu hết các hệ điều hành như Linux, Windows.
- Có cấu hình dựng sẵn.
- Có thể chạy độc lập với hệ điều hành (có thể chạy mà không cần cài OS).
- Có rất nhiều chức năng (nhưng đa phần người dùng không để ý hoặc không dùng hết).
Nhược điểm:
- Hỗ trợ phần cứng ít.
- Chi phí cao, bản dùng thử chỉ 60 ngày. Bạn cần mua bản quyền vì rất khó để tìm được bản crack.
- So với Hyper-V thì VMWare dễ bị tấn công hơn.
- Do có quá nhiều tính năng nên người dùng khó sử dụng hơn.
Công nghệ ảo hóa nào phù hợp cho doanh nghiệp bạn?
VMware và Hyper-V đều cung cấp cho người dùng phiên bản server core miễn phí.
Nên chọn ảo hóa Hyper-V hay VMWare
Hyper-V có sẵn trong hệ điều hành Windows. Khi sử dụng bản quyền phần mềm Microsoft thì được tích hợp sẵn trong gói dịch vụ.
Còn VMWare thì phải mua bản quyền Client với mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên VMWare có thể chạy độc lập không cần hệ điều hành và nó có thể tạo máy chủ ảo nhanh chóng.
Nếu với quy mô số lượng Host nhỏ, bạn cần thêm các tính năng quản trị thì Hyper-V có lợi thế hơn xét ở chi phí và tính năng. Còn đối với hệ thống lớn thì VMware lại chiếm nhiều ưu điểm hơn so về tính năng.
Ví dụ:
- Nếu từ máy chủ vật lý Hyper-V bạn tạo 10 VPS. Thì đầu tiên bạn cần cài hệ điều hành Windows Server 2008 hoặc 2012. Tiếp theo là từ tài khoản quản trị này bạn mới mở Hyper-V để tạo 10 VPS.
- Còn nếu từ 1 máy chủ vật lý VMWare bạn muốn tạo 10 VPS. Thì bạn chỉ cần cài VMWare ESXi trên máy chủ vật lý đó mà không cần hệ điều hành (bạn chỉ cần tốn một ít dung lượng ổ cứng và vài trăm MB RAM). Sau đó từ VMWare bạn tạo ra 10 VPS.
Nói 1 cách đơn giản, bạn đã lãng phí khá nhiều tài nguyên cho hệ điều hành trên máy chủ vật lý Hyper-V để quản lý 10 VPS.
Ngoài những nhu cầu cụ thể thì chủ yếu còn phụ thuộc vào thói quen của từng người sử dụng. Vì VMWare và Hyper-V đều đáp ứng khá tốt với yêu cầu của cá nhân hay tổ chức.
Tuy nhiên Hyper-V hỗ trợ nhiều phần cứng hơn và mềm dẻo hơn khi bạn triển khai (Hyper-V Server Role). Vì vậy, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với nhu cầu tối thiểu chi phí IT thì Hyper-V là lựa chọn tốt và tối ưu hơn.
ODS cung cấp phần mềm Microsoft SPLA đi kèm công nghệ ảo hóa Hyper-V
Để sở hữu được máy chủ ảo an toàn, tiết kiệm chi phí và tối ưu nhất. Bạn nên chọn một nhà cung cấp chuyên nghiệp và uy tín. Đến với ODS với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hạ tầng điện toán đám mây.
Kết hợp cùng đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giỏi và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất. Chúng tôi cam kết về chất lượng, an toàn và sự ổn định cho hạ tầng của khách hàng.