So sánh Plesk & cPanel – 2 hosting control panel tốt nhất hiện nay
Plesk & cPanel hai công cụ quản trị web hosting phổ biến nhất hiện nay. Mỗi nền tảng đều có giao diện thân thiện với người dùng, được trang bị các tính năng hữu ích.
Thế nhưng đối với những ai muốn lựa chọn web hosting cho doanh nghiệp mình, đây có thể là lựa chọn khó khăn. Bởi cả hai lựa chọn đều được yêu thích và tin dùng. Plesk & cPanel chiếm tỷ lệ đến 98% thị phần trong tổng số các hosting control panel (theo khảo sát Datanyze). Bài viết sau sẽ so sánh xem Plesk & cPanel nào tốt nhất và dễ dàng sử dụng nhất!
Plesk là gì?
Plesk Control Panel hay còn gọi nhanh là Plesk là một phần mềm dùng để quản trị web hosting trong đó bao gồm các dịch vụ như Web service, Email service, DNS Service, SQL Service, PHP, ASP, etc…
Plesk là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho việc quản trị máy chủ, máy chủ ảo (VPS) và Hosting. Tính năng tự động hóa cao giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian trong việc quản lý, đầu tư thiết bị và nhân lực.
ODS cung cấp 3 gói dịch vụ Plesk bao gồm:
- Plesk Web Host: Phù hợp với các công ty cung cấp dịch vụ hosting bán lại cho đại lý và khách lẻ, không giới hạn số lượng domains.
- Plesk Web Pro: Phù hợp cho công ty phát triển ứng dụng Web hoặc cung cấp dịch vụ quản lý site cho khách hàng. Loại bản quyền này giới hạn trong 30 domains.
- Plesk Web Admin: phù hợp dùng để quản trị hệ thống, giới hạn 10 domains.
cPanel là gì?
cPanel có giao diện đồ họa linh hoạt, đơn giản, cùng rất nhiều tính năng hữu ích giúp quản trị website và hosting dễ dàng. cPanel quản trị web hosting trên nền tảng Linux mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay.
cPanel có tính năng bảo mật, tự động hóa vượt trội so với nhiều hệ thống web hosting khác. Một số tác vụ phổ biến như tải lên tệp, sửa đổi mục nhập DNS, tạo tên miền siêu, tạo và chỉnh sửa tài khoản email,…
So Sánh Plesk & cPanel
Cả hai công cụ quản trị web hosting này đều có những ưu điểm riêng. Để so sánh, chúng ta có thể xét đến một số tiêu chí như:
- Tính năng và công cụ
- Giao diện
- Bảo mật
- So sánh hệ điều hành Plesk & cPanel
- Sao lưu
- Giá cả
Tính năng và công cụ
Nhìn chung, cả Plesk & cPanel đều cung cấp tất cả các công cụ và tính năng cơ bản như FTP, cấu hình DNS, quản lý cơ sở dữ liệu, email,… Plesk hỗ trợ cả máy chủ web Apache và Nginx. Còn cPanel hiện chỉ hỗ trợ các máy chủ web apache.
Nếu cần thiết, người dùng có thể thêm ứng dụng vào cPanel. Trong khi đó, Plesk trực tiếp cung cấp nhiều tiện ích mở rộng hơn như tương thích với Git; hỗ trợ Docker,… Người dùng có thể chạy Git và Docker trên cPanel nhưng thao tác phức tạp hơn.
Giao diện
Plesk sử dụng công nghệ JavaScript UX/UI hiện đại. Điều đó giúp cho giao diện của Plesk trông đơn giản hơn và rất giống với hệ thống quản lý nội dung WordPress. Các tính năng của Plesk được nhóm lại theo dạng danh sách và mở rộng thêm nhiều tùy chọn khi nhấp chuột vào. Cách hiển thị này đặc biệt thuận tiện cho người dùng mới bắt đầu.
Các mục trong cPanel được nhóm thành các phần: Cơ sở dữ liệu, tệp, miền, phần mềm, ứng dụng, email, bảo mật,… Các tính năng chính gồm giao diện người dùng đồ họa, tùy chỉnh bảng điều khiển,…
Plesk gộp các tính năng giống nhau thành một mục nên bạn không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm các tùy chọn riêng lẻ. Plesk có thể là lựa chọn phù hợp nếu bạn không quen với bảng điều khiển của web hosting. Tuy nhiên bảng điều khiển của cPanel khá hiện đại và dễ dùng.
Bảo mật
Plesk cung cấp khả năng bảo mật tốt nhất cho hệ điều hành và các ứng dụng mở rộng được cung cấp bởi các đối tác hàng đầu của Plesk. Bảo mật mặc định với Mod Security & Fail2ban, được mở rộng hơn với SSL it! và các tính năng của nó. Ngoài ra, SNI cho dịch vụ Mail giúp đảm bảo các cuộc hội thoại luôn ở chế độ riêng tư (SMTP, IMAP & POP).
Với cPanel: có thể cài đặt chứng chỉ SSL, mã hóa tất cả các tin nhắn đi, bảo vệ thư mục bằng mật khẩu, giúp tránh được sự tấn công brute force, cung cấp xác thực đa yếu tố, dễ dàng tích hợp bên thứ ba,…
So sánh hệ điều hành Plesk & cPanel
Plesk cung cấp hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm cả các biến thể của Linux. Ngoài ba hệ điều hành Linux được hỗ trợ bởi cPanel, Plesk còn có thể chạy trên Ubuntu, Debian và openSUSE. Hiện nay, rất nhiều công ty lớn về dịch vụ hosting trên thế giới còn dùng Plesk như một hình mẫu của phần mềm quản trị hosting Windows hay phần mềm quản trị hosting Linux.
Đặc biệt, Plesk hoạt động rất mạnh mẽ trên Windows. Hiện nay, Plesk được khuyến nghị sử dụng cho Windows Server 2012 R2.
CPanel chạy độc quyền trên hệ điều hành Linux và chính thức hỗ trợ ba phiên bản là CentOS, CloudLinux, RedHat. Dù bị hạn chế về số lượng hệ điều hành tương thích nhưng cPanel hoạt động rất hiệu quả và là sự lựa chọn hàng đầu trên máy chủ Linux.
Sao lưu
Plesk cung cấp cho bạn khả năng lên lịch sao lưu theo ngày, tuần, năm các cấu hình miền, email, dữ liệu, khôi phục dữ liệu với 2 loại sao lưu:
- Sử dụng các bản sao lưu tăng dần, giảm thời gian hoạt động sao lưu và không gian đĩa. Các bản sao lưu có thể được lưu trữ trong bộ lưu trữ Plesk hoặc bộ lưu trữ FTP bên ngoài.
- Sao lưu hoàn chỉnh: bao gồm tất cả dữ liệu được cập nhật lần cuối. Sao lưu tăng dần chỉ chứa dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu trước.
Bạn có thể tự quản lý các bản sao lưu trên cPanel, tuy nhiên không có giao diện để khôi phục các tệp sao lưu hệ thống. cPanel có 3 loại sao lưu:
- Sao lưu gia tăng sử dụng liên kết cứng tiết kiệm dung lượng đĩa.
- Sao lưu không nén chiếm nhiều dung lượng đĩa nhưng chạy nhanh hơn nén.
- Sao lưu được nén: các thông tin được lưu ở định dạng nén, tiết kiệm dung lượng đĩa.
Giá cả
Mỗi web hosting control panel có giá khác nhau tùy vào chi phí lưu trữ và lựa chọn của người dùng.
Người dùng host chuyên dụng hay VPS không được quản lý, sẽ phải mua riêng cPanel hoặc Plesk và cài đặt trên máy chủ của riêng.
Trong trường hợp bạn đăng ký với một công ty lưu trữ web sử dụng Plesk hoặc cPanel làm bảng điều khiển lưu trữ, bạn sẽ không thể chọn tiện ích mở rộng, tính năng sẽ sử dụng. Tuy nhiên do được chia sẻ giữa những người dùng khác nên chi phí thường rẻ hơn.
Việc chọn công cụ quản trị web hosting sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, hệ điều hành bạn đang sử dụng, trình độ chuyên môn, thời lượng quản trị trang web. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp được bạn khi phân vân không biết lựa chọn Plesk hay cPanel.