Tìm hiểu về 4 Mô Hình Dịch Vụ Cloud Computing

4 mô hình Cloud Computing (điện toán đám mây) dưới đây cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ mà không cần phải có nhiều kiến thức hay bất kỳ kinh nghiệm nào về công nghệ đó. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội bất ngờ.

Tìm hiểu về 4 Mô Hình Dịch Vụ Cloud Computing

Tìm hiểu về 4 Mô Hình Dịch Vụ Cloud Computing

Điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo trong thời gian gần đây là một trong những dịch vụ được nhắc đến nhiều nhất ở giới công nghệ thông tin. Dù được các doanh nghiệp ứng dụng rộng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Vậy Cloud Computing gồm những mô hình nào? Bài viết hôm nay, ODS mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết 4 loại mô hình được đánh giá cao nhất hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Những tiện ích Cloud Computing mang lại khi ứng dụng trong doanh nghiệp

Việc sử dụng dịch vụ Cloud Computing mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể, có thể kể ra một vài điều tiêu biểu dưới đây:

Giảm thiểu tối đa nhiều chi phí

Khi mọi giao dịch mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên đều cần phải tốn tiền. Thì với Cloud, tất cả đều được gói gọn trong một hệ thống mà bạn chỉ cần đầu tư một lần. Từ đó, thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ. Thì giờ đây, bạn chẳng phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.

Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp

Việc thuê cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá phức tạp, thậm chí là tốn kém hơn. Nếu bạn chọn Outsource thông qua Cloud thì mọi thứ bỗng trở nên dễ dàng, vì chúng đã hỗ trợ đầy đủ. Việc còn lại của doanh nghiệp là chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn. Đồng thời, góp phần giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.

Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic Computing Resources)

Thông qua dịch vụ điện toán đám mây, các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Nếu trước đây, bạn phải tính toán xem có nên mở rộng hay phải đầu tư bao nhiêu máy chủ. Thì, nhờ có Cloud Computing, đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn khi bạn yêu cầu. Tiện lợi và đơn giản hơn hẳn.

Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán

Khi sử dụng tài nguyên trên Cloud, tất cả đều được tính toán sẵn sàng. Bạn sẽ không phải đau đầu quan tâm, lo lắng bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, đầu tư hay không, có bị lỗi thời về công nghệ hay không,…

Bạn không cần quan tâm việc đầu tư tài nguyên như thế nào vì đã có điện toán đám mây thay bạn quản lý

Bạn không cần quan tâm việc đầu tư tài nguyên như thế nào vì đã có điện toán đám mây thay bạn quản lý

Các mô hình triển khai Cloud Computing phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, Cloud Computing có 4 mô hình dịch vụ phổ biến và được đánh giá rất cao về mức độ an toàn, hiệu quả. Cụ thể:

Private Cloud (điện toán đám mây riêng tư)

Private Cloud là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp nội bộ trong các doanh nghiệp. Chúng tồn tại bên trong tường lửa, được bảo vệ nghiêm ngặt của công ty. Hơn nữa, hệ thống này sẽ được chính các doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Mô hình này là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin vô cùng tốt dành cho doanh nghiệp hiện nay.

  • Đối tượng sử dụng: Những doanh nghiệp cần quản lý hệ thống thông tin sử dụng trong nội bộ.
  • Ưu điểm: Private Cloud cho phép người dùng thoải mái, chủ động trong việc sử dụng, quản lý, nâng cấp tài nguyên,… Thậm chí, đây còn là mô hình hỗ trợ rất tốt trong việc cắt giảm chi phí, bảo mật tốt.
  • Nhược điểm: Dùng Private Cloud, các công ty phải tự xoay sở công nghệ khi triển khai và chi phí xây dựng, duy trì hệ thống.
  • Đã là Cloud Computing riêng tư thì chỉ có những người trong hệ thống nội bộ sử dụng được. Chúng hạn chế hoàn toàn các người dùng từ bên ngoài, gây nhiều khó khăn khi cần làm việc.

Community Cloud (điện toán đám mây cộng đồng)

Community Cloud là mô hình được sử dụng rộng rãi, thích hợp với một số tổ chức cộng đồng. Nguồn tài nguyên này được chia sẻ để hỗ trợ thông tin cho những người có cùng mối quan tâm, sứ mệnh, quan điểm,… Nó có thể được quản lý chung bởi một bên thứ ba nào đó hoặc bởi tổ chức trọng điểm.

  • Ưu điểm: Nhờ có điện toán đám mây cộng đồng, yêu cầu về sự riêng tư, an ninh hoặc tuân thủ các chính sách cũng tốt hơn.
  • Nhược điểm: Tốn kém nhiều chi phí khi sử dụng mô hình này.
Community Cloud Computing đảm bảo được sử dụng rộng rãi trong một cộng đồng

Community Cloud Computing đảm bảo được sử dụng rộng rãi trong một cộng đồng

Hybrid Cloud (điện toán đám mây lai)

Hybrid Cloud là sự kết hợp giữa 2 mô hình trên, điện toán đám mây riêng tư và cộng đồng. Vì thế, chúng có hết những ưu điểm tuyệt vời, cho phép bạn có thêm nhiều điểm mạnh khi quản lý, sử dụng tài nguyên. Mô hình này là phương thức lý tưởng giúp tối ưu nhất cho người dùng. Hệ thống đám mây lai được các doanh nghiệp sử dụng để chia sẻ cho công ty cũng như nhà cung cấp đám mây cộng đồng.

  • Đối tượng sử dụng: Doanh nghiệp và nhà cung cấp quản lý có thỏa thuận.
  • Ưu điểm: Sử dụng mô hình này, các doanh nghiệp có thể sử dụng được nhiều dịch vụ mà không bị giới hạn trong cùng thời điểm.
  • Nhược điểm: Vì tài nguyên quá rộng khiến việc quản lý trở nên khó khăn. Đồng thời, chủ doanh nghiệp cũng tốn nhiều chi phí hơn.

Public Cloud

Đây là Cloud Computing công cộng, một mô hình triển khai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng cho phép các cá nhân và tổ chức thuê dùng chung tài nguyên trên nền tảng điện toán máy chủ ảo.

  • Đối tượng sử dụng: Tất cả các đối tượng có dùng Internet.
  • Người quản lý hệ thống: Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
  • Ưu điểm: Phục vụ được nhu cầu sử dụng tài nguyên của nhiều người, không giới hạn. Tiết kiệm việc đầu tư hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: Doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung cấp không có toàn quyền quản lý. Bên cạnh đó, bạn còn không thể kiểm soát chặt chẽ dữ liệu và không đảm bảo được an toàn, bảo mật.
Mỗi mô hình Cloud Computing có những ưu điểm, nhược điểm riêng

Mỗi mô hình Cloud Computing có những ưu điểm, nhược điểm riêng

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về 4 mô hình của Cloud Computing. Hãy xác định rõ nhu cầu hoạt động của công ty mình và chọn một mô hình phù hợp nhất bạn nhé!

Chúc bạn thành công!

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 0 / 5. Phiếu bầu: 0

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ