5 cách để duy trì bảo mật dữ liệu của bạn trên đám mây
Với tính chất thuận tiện, dễ sử dụng, ít tốn chi phí và bảo mật dữ liệu tốt, lưu trữ đám mây được nhiều người dùng sử dụng hiện nay.
Sao lưu dữ liệu lên đám mây là một trong những biện pháp thông dụng và phổ biến nhất hiện nay để lưu trữ thông tin. Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế là có thể bị đánh mất thông tin do thông tin được lưu trữ trên Internet, dẫn đến việc hacker xâm nhập và lấy cắp dữ liệu. Vậy làm thế nào để duy trì bảo mật dữ liệu với các thông tin đã lưu trữ trên đám mây? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Mật khẩu
Đặt mật khẩu là một trong những phương pháp đơn giản và thông dụng nhất để bảo mật thông tin trên đám mây. Để đảm bảo thông tin an toàn, tốt nhất người dùng không nên đặt mật khẩu quá đơn giản. Ngoài ra, sử dụng mật khẩu nhiều ký tự, chữ hoa, chữ thường, số, ký tự đặc biệt xen kẽ lẫn nhau là một giải pháp an toàn khác. Bên cạnh đó, người dùng không nên chia sẻ mật khẩu của mình cho bất cứ ai, để tránh bị mất cắp thông tin.
Nhược điểm của phương pháp này là tình trạng bị bẻ khoá, đánh cắp dữ liệu. Hiện nay, những thủ đoạn của tin tặc ngày càng tinh vi với các biện pháp bẻ khóa mật khẩu, tấn công vào hệ thống dữ liệu đám mây để đánh cắp thông tin. Vì thế, người dùng cần có những biện pháp bảo mật tuyệt đối để chống lại các thủ đoạn tinh vi này.
Dữ liệu sao lưu
Một phương pháp khác để bảo mật dữ liệu cũng như lấy lại được thông tin trong trường hợp bị xâm nhập là sao lưu dữ liệu. Thông qua chức năng đồng bộ và chia sẻ tệp tin trên đám mây, người dùng có thể tạo nên một ổ cứng ảo để lưu trữ các dữ liệu vào đấy. Điều này không chỉ giúp tăng cường độ mạnh của hệ thống bảo mật mà còn giúp người dùng lấy lại được tệp tin khi bị đánh cắp.
Dữ liệu được mã hóa
Bên cạnh sao lưu và cài đặt mật khẩu, một phương pháp khác mà ODS muốn chia sẻ để người dùng có thể sử dụng để bảo mật dữ liệu là thực hiện quá trình mã hoá thông tin. Để tiến hành mã hoá thông tin, trước hết bạn cần sử dụng các chương trình mã nguồn mở để mã hoá dữ liệu trước khi lưu trữ trên máy tính hoặc smartphone. Sau khi mã hoá xong, người dùng mới thực hiện sao lưu dữ liệu lên đám mây.
Việc mã hoá dữ liệu này sẽ ngăn cản việc xâm nhập trái phép vào dữ liệu đã được lưu trữ trên đám mây. Với thông tin đã được mã hoá, trừ người mã hoá, không ai có thể truy cập được tài liệu, kể cả người điều khiển hay những người có quyền truy cập vào máy chủ.
An ninh mạng
Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo mật thông tin nhờ hệ thống an ninh mạng thông qua việc xây dựng tường lửa trên trang web hoặc hệ thống máy chủ. Điều này sẽ giúp người dùng kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc xâm nhập của các virus độc hại cũng như người dùng không được cấp phép vào các thông tin riêng tư. Đây là một trong những phương thức bảo mật dữ liệu an toàn được nhiều doanh nghiệp cũng như hệ thống quy mô lớn lựa chọn để bảo mật thông tin cá nhân của mình.
Truy cập từ xa
Ngày nay, hình thức làm việc từ xa trở nên phổ biến hơn. Theo đó, nhân viên không nhất thiết phải sử dụng máy tính doanh nghiệp để truy cập thông tin mà có thể sử dụng bất kỳ thiết bị nào có thể kết nối internet để sử dụng dữ liệu. Cũng chính vì thế mà dẫn đến tình trạng dữ liệu có thể bị xâm nhập do truy cập từ nhiều nguồn khác nhau.
Để giải quyết vấn đề này, người dùng cần cài đặt chức năng virtual private network (VPN) sẽ đảm bảo tất cả dữ liệu được truyền đi tới các thiết bị khác đều được thông qua một kênh bảo mật riêng. Theo đó, tất cả các thiết bị dùng để nhận dữ liệu từ máy chủ gồm laptop, smartphone đều bắt buộc phải đảm bảo mức độ bảo mật tuyệt đối.
Trên đây là 5 phương pháp giúp người dùng có thể bảo mật dữ liệu khi lưu trữ đám mây. Tùy theo quy mô và mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn phương thức nào phù hợp nhất cho mình. Ngoài ra, người dùng cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về hệ thống đám mây để có những biện pháp hữu ích nhất trong việc lưu trữ dữ liệu và bảo mật thông tin.