4 Xu hướng điện toán đám mây doanh nghiệp cần nắm bắt trong năm 2020
Điện toán đám mây hiện đang là xu hướng phổ biến, luôn không ngừng phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Trong tương lai, các chuyên gia đánh giá rằng, chúng thậm chí có thể trở thành tiêu chuẩn mới của công nghệ thông tin. Do đó, những thay đổi mới nhất của lĩnh vực này luôn dành được sự quan tâm từ đông đảo công chúng. Bởi, chúng có thể có những ảnh hưởng và tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Mặc dù, tất cả những dự đoán chỉ mang tính chất tham khảo. Song, đây cũng hứa hẹn là những xu hướng trong công nghệ đáng mong đợi trong tương lai.
Hãy cùng ODS đi tìm hiểu về 4 xu hướng công nghệ điện toán đám mây có khả năng phát triển mạnh mẽ trong năm 2020 bạn nhé!
Máy chủ ảo Cloud Server dẫn đầu xu hướng
So với các hệ thống máy chủ lưu trữ thông tin, dữ liệu truyền thống nhiều khuyết điểm trước kia. Cloud Server được đánh giá rất cao là sự lựa chọn ưu việt không chỉ trong những năm gần đây mà cả trong năm 2020 hay lâu dài hơn nữa. Thực tế, hệ thống dịch vụ đám mây này có nhiều ưu điểm nổi trội. Chúng cho phép người dùng có thể truy cập từ xa để sử dụng mọi dịch vụ phần mềm và lưu trữ dữ liệu.
Lý do là vì chúng có một hệ thống các tài nguyên được trải rộng giữa nhiều máy chủ trong trung tâm dữ liệu. Ngoài ra, Cloud Server còn có tính năng tính toán mạnh mẽ, siêu việt. Chúng thậm chí còn sở hữu nhiều ưu điểm và linh hoạt hơn so với máy chủ vật lý truyền thống. Việc đầu tư Cloud Server giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí khác trong hoạt động. Từ đó, ngân sách, kế hoạch vốn của bạn cũng ít tốn kém hơn.
Tăng trưởng nhanh chóng trong xu hướng lưu trữ dữ liệu
Khi các cá nhân và tổ chức đang chuẩn bị bước vào hệ sinh thái trên điện toán đám mây. Xu hướng tăng dung lượng lưu trữ dữ liệu đám mây cũng phát triển nhanh chóng. Chúng dần trở nên hoàn hảo hơn để theo kịp sự chuyển đổi mô hình của ngày càng nhiều trong các doanh nghiệp. Trong vài năm nữa, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có khả năng mang lại sự tăng trưởng tốt cho những dữ liệu trực tuyến. Việc này được thực hiện thông qua các thiết bị được chế tạo cho công suất lớn hơn.
Đồng thời, nhờ có sự phát triển dữ liệu đa dạng, đáp ứng được nhiều yêu cầu này. Các doanh nghiệp lớn có thể truy cập vào kho dữ liệu lớn nhanh hơn. Từ đó, việc chạy phân tích liền mạch và tạo thông tin chi tiết về mọi thứ mà họ muốn hiệu quả, dễ dàng hơn. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, chúng cũng đáp ứng được rất tốt. Và điều này tương đương với việc giá thành lưu trữ cũng sẽ thấp hơn, tiết kiệm.
Tăng cường sử dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ đám mây
Với ưu điểm là mô hình hoạt động đơn giản, điện toán đám mây tạo nhiều điều kiện dễ dàng hơn cho khách hàng. Vì thế, nhiều doanh nghiệp có thể trong tương lai sẽ tích hợp các giải pháp dựa trên đám mây để có thể truy cập các dịch vụ khách hàng. Đặc biệt, những môi trường đám mây SaaS ngày càng chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ. Bởi, một số ứng dụng hiện có đã được hiện đại hóa và có ứng dụng SaaS thay thế mạnh mẽ. Một điểm sáng nữa là, các nhà cung cấp dịch vụ cũng đang phát triển các công cụ để tích hợp riêng cho các ngành, lĩnh vực cụ thể. Qua đó, sáng tạo ra đám mây có các ứng dụng SaaS hấp dẫn, đa dạng hơn.
Trong tương lai, SaaS và IaaS là những nền tảng được dự báo sẽ ngày càng phát triển mạnh. Do chúng sở hữu nhiều tính linh hoạt và thân thiện với người dùng trong việc phát triển ứng dụng hơn hẳn.
IoT phát triển đồng bộ với lưu trữ dữ liệu
Internet of Things (IoT) đang dần hoàn thiện và đồng bộ trên công nghệ điện toán đám mây. Đây thực sự là một bước tiến gây bão với hàng triệu thiết bị mới được kết nối mỗi tuần. Nhờ có nó, mọi sự lưu trữ dữ liệu cần thiết để phù hợp với môi trường kỹ thuật số này trong tương lai như có cơ hội tăng trưởng nhảy vọt hơn.
IoT có liên quan mật thiết đến công nghệ điện toán biên. Vì thế có thể giúp giảm bớt gánh nặng về băng thông. Đồng thời, các ứng dụng tập trung cũng nhẹ nhàng hẳn. Việc này có khả năng thông qua truyền các dữ liệu phân tích đến các vị trí tập trung so với việc lưu trữ dữ liệu thô. Và IoT hứa hẹn mang đến cho các doanh nghiệp một lợi ích là giảm thiểu chi phí công nghệ tối đa. Ngoài ra, mạng cũng nhanh hơn, thời gian phản hồi cực tốt.
Từng là công nghệ rất mới tại Việt Nam, hiện nay, điện toán đám mây đang dần mạnh mẽ và phát triển vững chắc. Hứa hẹn trong những năm sau tiếp theo, chúng sẽ chiếm lĩnh thị trường, mang lại nhiều tiện ích hơn cho doanh nghiệp. Bài viết dành cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về xu hướng công nghệ đám mây mới. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích tại Website ODS nhé!