Điện toán đám mây – Mô hình lưu trữ thông tin hiện đại
Điện toán đám mây – một trong những nền tảng của cách mạng 4.0 đang là lựa chọn của doanh nghiệp. Bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, công nghệ đám mây ra đời và dần trở thành giải pháp tối ưu hơn hết. Nếu bạn đang cần thêm thông tin về điện toán đám mây, ứng dụng của nó cũng như những nền tảng công nghệ ảo hóa. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Xu hướng sử dụng nền tảng điện toán đám mây trở thành chủ đạo
Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình cho phép lưu trữ và truy cập dữ liệu qua Internet. Thay vì để trong ổ cứng máy tính như cách lưu trữ thông thường.
Việc ứng dụng Cloud Computing không còn là ý tưởng mới. Nhưng với những khả năng thực sự của nó, đây vẫn là nền tảng công nghệ hứa hẹn tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Lợi ích của điện toán đám mây đem lại cho doanh nghiệp
Nền tảng đám mây đang trở thành xu thế công nghệ của thời đại. Với những lợi ích vượt trội, đã đến lúc doanh nghiệp cần nhìn nhận và ứng dụng công nghệ đám mây trong hoạt động.
Tiện lợi trong truy cập
Ưu điểm đầu tiên có thể thấy khi ứng dụng nền tảng này là sự tiện lợi trong truy cập. Chỉ cần một thiết kế bị có kết nối Internet, bạn có thể truy cập dữ liệu trong hệ thống lưu trữ đám mây bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu.
Tối ưu chi phí đầu tư hạ tầng
Ứng dụng điện toán đám mây thực chất là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán cũng như ứng dụng. Vậy nên, thay vì tốn nhiều chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu (mua phần cứng, phần mềm, lắp đặt hệ thống,…). Doanh nghiệp có thể sử dụng các tài nguyên trên môi trường Internet. Bằng cách này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư. Doanh nghiệp chỉ phải trả chi phí dựa trên tài nguyên đã sử dụng.
An toàn, bảo mật cao
Về vấn đề an toàn, bảo mật khi đưa dữ liệu lên đám mây doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm. Mọi dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa trên đám mây, khắc phục hạn chế rủi ro khi hỏng ổ cứng. Ngoài ra, hệ thống cũng thực hiện việc giám sát 24/7, sao lưu dữ liệu thường xuyên. Cũng như áp dụng các phương thức bảo mật tối ưu để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ tấn công từ bên ngoài.
Tài nguyên thay đổi linh hoạt
Bên cạnh đó, quy mô tài nguyên có thể thay đổi linh hoạt trong quá trình sử dụng. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể tăng hay giảm lượng tài nguyên nhanh chóng mà không gây gián đoạn hoạt động.
Với công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể triển khai nhanh chóng ở mọi phạm vi địa lý chỉ bằng một vài thao tác đơn giản. Việc đặt các ứng dụng gần hơn với người dùng giúp giảm độ trễ. Từ đó cải thiện trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Ứng dụng của điện toán đám mây là gì?
Với những khả năng vượt trội, dưới đây là một số ứng dụng mà điện toán đám mây có thể thực hiện:
- Cơ sở dữ liệu đám mây.
- Thử nghiệm và phát triển Web, ứng dụng.
- Phân tích Big Data: Với khối lượng dữ liệu khổng lồ, đưa dữ liệu lưu trữ trên đám mây giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn. Đặc biệt, thuận tiện khi phân tích để có những kết quả hỗ trợ việc kinh doanh hiệu quả.
- Lưu trữ dữ liệu trang Web (hay còn gọi là Cloud Server).
- Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trên các dịch vụ như: Google Drive, Dropbox, SkyDrive, SugarSync,…
- Ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp: Nền tảng Cloud Computing giúp doanh nghiệp kiểm soát, quản lý toàn bộ dữ liệu. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp muốn duy trì và cải thiện quan hệ với khách hàng, dịch vụ này cũng giúp bạn thực hiện điều này tốt hơn.
Ai nên sử dụng nền tảng điện toán đám mây?
Dù là cá nhân hay tổ chức với bất kỳ quy mô hoạt động nào đều có thể ứng dụng Cloud Computing. Tùy vào nhu cầu, mục đích bạn có thể sử dụng nó để:
- Công ty, doanh nghiệp, tổ chức: Sử dụng cho nhu cầu lưu trữ dữ liệu, chia sẻ và phân tích dữ liệu lớn, quản lý doanh nghiệp, tương tác với khách hàng,…
- Nhà phát triển Website, phần mềm/ứng dụng muốn xây dựng và kiểm thử phần mềm.
- Người dùng cá nhân (người dùng cuối).
3 nền tảng công nghệ ảo hóa điện toán đám mây tại ODS
Là đơn vị cung cấp nền tảng điện toán đám mây, ODS mang đến cho khách hàng các dịch vụ chất lượng. Ba nền tảng công nghệ ảo hóa điện toán đám mây của Microsoft hiện đại nhất hiện nay.
- Cloud Server
- Cloud Files
- Cloud Backup
Cloud Server
Cloud Server là giải pháp máy chủ tốt nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cloud Server tích hợp công nghệ lưu trữ Storage Space Direct (S2D). Nhờ vậy đảm bảo lưu trữ dữ liệu an toàn và truy xuất nhanh. Thời gian Downtime cũng được giảm xuống mức thấp nhất với hệ thống được vận hành và hoạt động ổn định.
Tham khảo thêm: bảng giá Cloud Server
Cloud Files
Cloud Files là giải pháp lưu trữ dữ liệu tập trung. Nó giúp tổ chức dữ liệu theo cấu trúc doanh nghiệp trên nền tảng ảo hóa điện toán đám mây. Công nghệ lưu trữ S2D Full Flash được áp dụng giúp lưu trữ dữ liệu nhanh và đảm bảo an toàn dữ liệu.
Đặc biệt, SLA lên đến 99,99% giúp hệ thống luôn hoạt động ổn định, liên tục. Để đảm bảo điều này, hệ thống được giám sát 24/7, áp dụng công nghệ HA và Clustering.
Nếu doanh nghiệp còn lo ngại về vấn đề bảo mật, Cloud Files mang đến tính năng bảo mật 4 lớp. Cụ thể đó là thông qua Network, xác thực người dùng, phân quyền, chính sách truy cập theo thời gian, người dùng,…
Cloud Backup
Với Cloud Backup, dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ an toàn, sao lưu thường xuyên. Tại ODS, dịch vụ Cloud Backup được xây dựng trên hạ tầng Acronis Cyber Cloud.
Nền tảng Acronis Cyber Cloud sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Nó giúp chủ động ngăn chặn hệ thống không sẵn sàng gây ra bởi 99,99% của Ransomware. Tính năng Backup linh hoạt, nhanh chóng khôi phục dữ liệu.
Trước nguy cơ tin tặc tấn công đánh cắp các thông tin, dữ liệu doanh nghiệp ngày càng lớn, nền tảng Cloud Backup là giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp.
Tổng kết
Chuyển sang mô hình điện toán đám mây là xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Không chỉ được sử dụng trong doanh nghiệp, công nghệ đám mây đã và đang xuất hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống. Vậy nên đã đến lúc doanh nghiệp nên nhanh chóng nắm bắt và tận dụng công nghệ này để quản lý dữ liệu và mở rộng phát triển.