Hybrid Cloud là gì? Những ứng dụng của Hybrid Cloud trong thực tế
Hybrid Cloud ra đời để đáp ứng nhu cầu sử dụng môi trường đám mây được linh hoạt hơn. Giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và bảo mật dữ liệu an toàn.
Vậy Hybrid Cloud là gì? Lợi ích như thế nào? Hãy cùng ODS tìm hiểu ngay về khái niệm này, cũng như cách ứng dụng nó vào cuộc sống và kinh doanh của doanh nghiệp trong bài viết sau đây nhé.
Hybrid Cloud là gì?
Hybrid Cloud là một môi trường điện toán đám mây kết hợp và giao thoa giữa các nền tảng Public Cloud và Private Cloud. Nó được xây dựng riêng cho một tổ chức, được cung cấp bởi bên thứ ba.
Doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn và có nhiều tùy chọn khi triển khai dữ liệu hơn. Bằng cách cho phép luân chuyển khối lượng công việc giữa Public Cloud và Private Cloud khi có sự thay đổi về chi phí và tính toán.
Kiến trúc của Hybrid Cloud
Nếu bạn muốn thiết lập một Hybrid Cloud thì bắt buộc phải đáp ứng các yếu tố sau:
- Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS): Ví dụ như dịch vụ Web của Microsoft Azure, Google Cloud Platform hoặc Amazon.
- Kiến trúc của Private Cloud: Được thiết lập thông qua nhà cung cấp dịch vụ hoặc được thiết lập tại chỗ.
- Kết nối WAN (mạng diện rộng): Kết nối này phải đủ để đáp ứng giữa hai môi trường với nhau.
Để truy cập được các phiên bản tính toán, một số dịch vụ khác hay tài nguyên lưu trữ thì doanh nghiệp sẽ thường chọn Public Cloud. Tuy nhiên, họ sẽ không có quyền để kiểm soát các kiến trúc trực tiếp.
Vì vậy, để đạt được khả năng tương tích với đám mây công cộng hoặc các mô hình đám mây thì khi triển khai Hybrid Cloud, cần phải xây dựng thêm môi trường Private Cloud. Việc này bạn sẽ phải cài đặt ổ cứng phù hợp gồm lưu trữ, máy chủ, mạng LAN và cân bằng tải. Tiếp theo, bạn sẽ cài đặt Hypervisor hoặc triển khai một lớp ảo hóa để tạo và hỗ trợ máy ảo, các kho chứa thông tin.
Cuối cùng, bộ phận IT sẽ cài đặt phần mềm Private Cloud. Ví dụ như chương trình Hypervisor hàng đầu là OpenStack. Nó sẽ giúp cung cấp các tính năng của đám mây như: tự động hóa, tự phục vụ, độ tin cậy, khả năng phối hợp, khả năng phục hồi, tính năng tính toán và bồi hoàn.
Để tạo được môi trường điện toán đám mây phối hợp thành công thì cần lựa chọn các lớp phần mềm và phần mềm ảo đám mây tương thích với đám mây công cộng. Bạn cần phải đảm bảo dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng và giao diện lập trình ứng dụng tương tác thích hợp với nhau.
Khi các dịch vụ và phần mềm tương thích sẽ cho cho phép luân chuyển liên tục giữa Public Cloud và Private Cloud. Ngoài ra, Developer kết hợp giữa tài nguyên, dịch vụ trên nền tảng riêng và công cộng sẽ tạo ra các ứng dụng nâng cao.
Lợi ích của và các trường hợp sử dụng Hybrid Cloud
Cho phép doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ
Công nghệ này sẽ giúp bạn triển khai mô hình tại chỗ để giúp lưu trữ các công việc quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cùng lúc các dịch vụ Public Cloud của bên thứ ba để lưu trữ một số tài nguyên ít quan trọng hơn.
Có lợi cho các công việc có tính thay đổi hoặc tính đột biến cao
Ví dụ như các hệ thống nhập lệnh giao dịch, vào những dịp lễ hoặc Tết nó sẽ có số lần tăng đột biến. Với hệ thống này thì bạn có thể sử dụng mô hình Hybrid Cloud.
Bạn có thể sử dụng ứng dụng trên nền Private Cloud. Sau đó, khi cần truy cập tài nguyên để mở rộng nhu cầu tính toán đột biến thì áp dụng môi trường điện toán đám mây kết hợp.
Nhờ sự luân chuyển linh hoạt mà bạn có thể chọn đám mây phù hợp nhất với khối lượng công việc. Từ đó có được các phương án dự phòng, khi công việc vượt quá khả năng giải quyết của đám mây nội bộ, bạn sẽ chuyển sang đám mây công cộng ngay.
Chỉ phải thanh toán cho thời gian dùng tăng thêm
Với môi trường điện toán đám mây kết hợp này, doanh nghiệp của bạn sẽ không còn tốn kém chi phí vào việc đầu tư hệ thống mà chỉ sử dụng vài lần mỗi năm. Vì vậy, sử dụng môi trường này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí hiệu quả.
Sử dụng để xử lý Big Data
Để duy trì công việc kinh doanh, bán hàng, kiểm tra, xử lý các dữ liệu đang chồng chất doanh nghiệp sẽ dùng bộ nhớ Hybrid Cloud Storage. Sau đó, họ sẽ chạy các truy vấn phân tích trên đám mây công cộng.
Cho phép sử dụng kết hợp các dịch vụ IT rộng hơn
Ví dụ như một công ty sử dụng Private Cloud để xử lý những công việc cần thiết. Và họ sẽ sử dụng đồng thời những dịch vụ lưu trữ và cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp Public Cloud.
Điều này sẽ giúp bạn tìm được các giải pháp lưu trữ dữ liệu ổn định, nhanh chóng lại có chi phí khá thấp. Từ đó mà việc thiết kế Server sẽ trở nên linh hoạt hơn.
Những thách thức và nhược điểm khi sử dụng Hybrid Cloud
Tuy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng công nghệ đám mây kết hợp này cũng mang đến cho bạn những thách thức về kinh doanh, kỹ thuật cũng như cách quản lý. Bạn có thể thấy một số thách thức như:
- Tất cả các công việc trên Private Cloud phải tương tác và truy cập với nhà cung cấp Public Cloud. Và công nghệ Hybrid Cloud lại yêu cầu khả năng tương thích API và khả năng kết nối mạng vững chắc
- Đối với phần Public Cloud của công nghệ điện toán đám mây kết hợp có thể xảy ra một số vấn đề liên quan đến kết nối, các phạm vi thỏa thuận SLA. Ngoài ra dịch vụ có thể xảy ra gián đoạn. Để tránh các rủi ro này, doanh nghiệp phải có kiến trúc công việc trên điện toán đám mây kết hợp tương thích với hầu hết các nhà cung cấp Public Cloud. Vì vậy mà nó gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong thử nghiệm và thiết kế các công việc.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp khác doanh nghiệp sẽ phải cấu trúc lại khối lượng công việc dự kiến. Sau đó gán vào API của nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng. Nên trước khi áp dụng công nghệ điện toán đám mây kết hợp này, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để việc truyền tải thông tin được nhanh chóng và có độ trễ thấp.
- Ngoài ra, Hybrid Cloud còn đòi hỏi việc xây dựng và bảo trì đám mây riêng. Vì thế, doanh nghiệp cần có đội ngũ IT cùng các nhà kiến trúc đám mây có trình độ chuyên môn nhất định. Khi triển khai các cơ sở dữ liệu, phần mềm mở rộng, hệ thống hỗ trợ cùng các công cụ khác có thể khiến mô hình Private Cloud trở nên phức tạp hơn.
- Một vấn đề nữa cũng khá quan trọng đó là mô hình này sẽ có khả năng kiểm soát tính riêng tư và bảo mật. Tuy nhiên, nó sẽ chia sẻ một phần thông tin với các Public Cloud. Vì vậy mà tính riêng tư và bảo mật còn thấp.
Tổng kết
Khi bạn đã nắm được một số chi tiết cơ bản nhất về mô hình điện toán đám mây như cách thức phân phối của chúng. Bạn sẽ nhận thấy được rằng sẽ có rất nhiều cách thức để khai thác nguồn tài nguyên này. Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của mình mà bạn có lựa chọn hình thức phù hợp nhất.
Khi sử dụng môi trường Hybrid Cloud, doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Ngoài tính linh hoạt và khả năng đáp ứng đa dạng thì môi trường này còn giúp bạn tiết kiệm chi phí và có được cách thức vận hành hiệu quả. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn hãy đánh giá khả năng thực hiện và tiềm năng của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, việc quan trọng không kém là tìm cho mình một nhà cung cấp dịch vụ Cloud uy tín và đảm bảo và nên ODS là lựa chọn hàng đầu cho lĩnh vực này.
Bạn đã biết được tất cả lợi ích và những thách thức của mô hình điện toán đám mây kết hợp qua bài viết trên. Hãy áp dụng thật hiệu quả để mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.