Telecommuting là gì? Xu hướng làm việc từ xa trong thời đại hiện nay

Telecommuting hiện đang được các doanh nghiệp áp dụng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy Telecommuting là gì? Lợi ích của Telecommuting là gì? Đây có phải là xu hướng mới trong tương lai?

Cùng tìm hiểu về hình thức làm việc này qua bài viết dưới đây của ODS.

1. Telecommuting là gì?

Telecommuting được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp ngày nay.

Telecommuting được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp ngày nay.

Khái niệm, lợi ích và những thách thức mà hình thức làm việc này mang lại cho doanh nghiệp được thể hiện ngay sau đây.

1.1 Khái niệm

Telecommuting (làm việc từ xa) có nghĩa là một người sẽ ngồi ở nhà. Hoặc một nơi nào đó không phải văn phòng công ty. Sử dụng công nghệ và các phương tiện giao tiếp hiện đại để thực hiện công việc. Để làm việc từ xa hiệu quả, bạn sẽ cần trang bị các thiết bị như: máy tính, điện thoại và các tài khoản Email, tài khoản cung cấp Video hội nghị từ xa, máy Fax (nếu cần).

1.2 Lợi ích của Telecommuting

Làm việc từ xa mang lại nhiều lợi ích ở những khía cạnh khác nhau, có thể kể đến là:

  • Giảm chi phí vận hàng công ty như tiền thuê mặt bằng văn phòng, tiền điện và các tiện ích khác.
  • Giảm thiểu các rủi ro trong đi lại vận chuyển, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. 
  • Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn, họ có thể tuyển dụng các ứng viên từ bất cứ nơi trên thế giới.
  • Thời gian hoạt động linh hoạt, có thể hoạt động suốt 24 giờ chứ không bó buộc trong giờ hành chính. Đối với một số công ty, làm việc từ xa mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và doanh thu hơn.

1.3 Thách thức cho doanh nghiệp khi áp dụng Telecommuting

Các quản lý rất khó kiểm soát nhân viên khi làm việc từ xa.

Các quản lý rất khó kiểm soát nhân viên khi làm việc từ xa.

Bên cạnh những lợi ích thì làm việc từ xa cũng đem đến cho các doanh nghiệp nhiều thách thức như:

  • Hạn chế hiệu quả giao tiếp, đặc biệt cần gặp mặt trực tiếp trong những cuộc họp quan trọng.
  • Giảm sự gắn kết giữa các nhân viên trong cùng một doanh nghiệp.
  • Nhân viên dễ bị ảnh hưởng và xao nhãng bởi môi trường xung quanh.
  • Khó giám sát và kiểm soát tiến độ thực hiện công việc thực tế của nhân viên.
  • Nhân viên không có mặt tại văn phòng nên việc quản lý hành chính – nhân sự trở nên khó khăn hơn.
  • Có thể gây ra lỗ hổng bảo mật khi cho phép nhân viên truy cập từ xa.

1.4 Những giải pháp công nghệ áp dụng cho Telecommuting

Ứng dụng tổng đài liên lạc nội bộ khi làm việc từ xa.

Ứng dụng tổng đài liên lạc nội bộ khi làm việc từ xa.

  • Sử dụng tổng đài điện thoại nội bộ, tổng đài chăm sóc khách hàng. Giúp liên lạc nội bộ giữa các phòng ban công ty dễ dàng, tiếp nhận yêu cầu và chăm sóc khách hàng từ xa. Nhân viên có thể làm việc từ xa trên máy tính hoặc điện thoại. Tương tác với khách hàng qua Voice/Video Call, Sms, Email, Chat,… trên 1 hệ thống duy nhất. 
  • Phần mềm chấm công từ xa giúp công ty kiểm soát thời gian làm việc của nhân viên, thống kê chi tiết và báo cáo trực quan được lưu trữ Online giúp giám sát nhân viên mọi lúc, mọi nơi.
  • Phần mềm quản lý nhân sự hỗ trợ giải quyết chính xác và nhanh chóng các nghiệp vụ. Liên quan đến chấm công, kết chuyển lương, thưởng, tính phép, đào tạo, tuyển dụng, đánh giá nhân viên, báo cáo quản trị,…
  • Áp dụng phần mềm quản lý tiến độ công việc để hỗ trợ lên kế hoạch và quản lý. Nhằm đưa ra phân bổ công việc một cách hợp lý.

2. Xu hướng làm việc từ xa ứng dụng Telecommuting

Hình thức này đang được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp toàn cầu.

Hình thức này đang được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp toàn cầu.

Tại Mỹ, cuộc khảo sát của Wakefield Research về các nhân viên làm việc từ xa trước khi quay lại làm việc trực tiếp. Kết quả cho thấy 66% nhân viên lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của bản thân, nhân viên dưới 25 tuổi thậm chí còn lo ngại hơn nữa (75%). Có đến 47% số nhân viên có khả năng sẽ không làm việc cho công ty nữa. Nếu không áp dụng hình thức làm việc từ xa. 

2.1 Chủ động về thời gian

Khác với việc nhân viên phải làm việc chính xác theo giờ hành chính. Với mô hình truyền thống thì với làm việc từ xa. Nhân viên có thể chọn khung thời gian làm việc mà họ cảm thấy có hiệu quả nhất. Bởi có những người làm việc hiệu quả nhất vào sáng sớm. Nhưng số khác lại làm tốt hơn vào buổi tối. 

2.2 Cân bằng cuộc sống tốt hơn

Một khảo sát của hãng công nghệ Slack cho thấy nhiều nhân viên thích mô hình làm việc từ xa nhờ sự linh hoạt. Khi sắp xếp được công việc thì khả năng cân bằng cuộc sống cũng tốt hơn. Lợi ích dễ thấy là khả năng bớt tốn thời gian và tiền bạc cho việc di chuyển đến văn phòng. Họ có thể dành thời gian đó để thực hiện công việc cá nhân.

2.3 Giảm khả năng lây bệnh

Cuộc khảo sát của Wakefield Research cho biết 41% số nhân viên sẵn sàng nhận mức lương thấp hơn nếu công ty áp dụng làm việc từ xa. Một trong các lý do là nó làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Với mô hình này, nhân viên bị ốm nhẹ vẫn có thể làm việc.

2.4 Tuyển nhân tài toàn cầu

Doanh nghiệp có thể thuê những người có kỹ năng chuyên môn sâu và đa dạng từ mọi vùng miền, quốc gia khác nhau. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh, đảm bảo năng suất hoạt động liên tục. Các nhân viên cũng có thể học hỏi nhiều hơn về khách hàng nước ngoài từ các đồng nghiệp quốc tế.

2.5 Năng suất của nhân viên vẫn ổn định

Kết quả điều tra của Slack cho thấy, nhân viên làm việc từ xa vẫn có các chỉ số ổn định so với nhân viên làm việc trực tiếp tại văn phòng: 61% hài lòng với khối lượng công việc đã hoàn thành (so với 53% nhân viên làm việc tại văn phòng); 62% cảm thấy quản lý được khối lượng công việc (so với 51%); Chỉ 27% cảm thấy kiệt sức vì công việc (so với 33%).

Ngoài ra, nhân sự làm việc từ xa có điểm năng suất cao hơn 43% so với nhân sự làm tại văn phòng công ty và cao hơn 53% so với nhân sự làm theo giờ hành chính.

Với những lợi thế vượt trội mà Telecommuting đem lại, các doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt hình thức làm việc này để không chỉ đảm bảo an toàn trong thời gian dịch bệnh lan tràn mà năng suất làm việc vẫn cao. 

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 0 / 5. Phiếu bầu: 0

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ